Giải trình nhiều vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm

Liên quan đến các báo cáo, tờ trình, chỉ tiêu kinh tế - xã hội được bàn thảo tại Kỳ họp thứ 13 của HĐND tỉnh, nhiều vấn đề được các đại biểu đề nghị làm rõ.

Các ĐB dự phiên họp.

Các ĐB dự phiên họp.

Giải trình về nguyên nhân, lý do một số công trình, dự án đã được HĐND tỉnh cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn nhưng đến nay vẫn tiếp tục trình HĐND tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn, cho biết: Tổng số dự án được quyết định thời gian bố trí vốn tại Nghị quyết số 139/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 là 468 dự án. Trong đó, số dự án đảm bảo thời gian bố trí vốn là 455 dự án, số dự án chưa đảm bảo thời gian bố trí vốn là 13 dự án. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chủ đầu tư, nhà thầu chậm hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để phê duyệt quyết toán theo quy định; vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, một số dự án cần điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án.

Giải trình về nội dung liên quan đến việc sử dụng đất của Trạm khai thác thủy sản hồ Núi Cốc,, nêu rõ: Trạm khai thác thủy sản hồ Núi Cốc được Thủ tướng Chính phủ giao đất tại xã Tân Thái (Đại Từ) từ năm 1975 vào mục đích nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 122,84ha. Ngày 7/7/2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1567/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Trạm này để giao cho UBND huyện Đại Từ quản lý theo quy hoạch với tổng diện tích đất thu hồi là 63,68ha, số còn lại 59,16ha do Trạm quản lý. Đối với ý kiến Trạm này đang sử dụng không hiệu quả, tự ý giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với UBND huyện Đại Từ, xã Tân Thái và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của Trạm và sẽ tham mưu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật trong trường hợp phát hiện có vi phạm.

Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Tài chính, giải trình tại phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Tài chính, giải trình tại phiên họp.

Báo cáo về kết quả thu ngân sách từ nguồn thu tiền sử dụng đất và sắp xếp lại nhà, đất 6 tháng đầu năm 2023 và từ năm 2021 đến nay; giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu này trong năm 2023, thông tin: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ nguồn tiền sử dụng đất (bao gồm nguồn thu sắp xếp lại nhà, đất) từ năm 2021 đến hết tháng 6-2023 của tỉnh là 9.970 tỷ đồng, bằng 82,7% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2023 đạt 658/4.800 tỷ đồng, bằng 13,7% dự toán được giao. Để thực hiện thu tiền sử dụng đất 6 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, 2025 cần sự vào cuộc trách nhiệm của tất cả các địa phương và các sở, ngành liên quan. Trong đó, các huyện, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên - Môi trường xây dựng phương án giá đất đảm bảo tiến độ, trình Hội đồng giá đất của tỉnh thẩm định; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc (nếu có) liên quan đến các sở, ngành để xem xét, chỉ đạo…

Trước đề nghị bổ sung một số giải báo chí toàn quốc có tính lan tỏa lớn vào danh sách các giải được tỉnh khen thưởng tại Nghị quyết quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi quốc tế, quốc gia thuộc một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, cho biết: Cơ quan tham mưu đã bổ sung 4 giải báo chí do các bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức có quy mô quốc gia thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông vào dự thảo Nghị quyết, gồm: Phòng chống tham nhũng, tiêu cực; Quốc hội và HĐND (Giải Diên hồng); Thông tin đối ngoại; Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Trước đó, dự thảo Nghị quyết chỉ đề cập các giải: Búa liềm vàng; Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Liên hoan phát thanh toàn quốc, Liên hoan truyền hình toàn quốc.

ĐB Lê Văn Tâm nêu ý kiến tại phiên họp.

ĐB Lê Văn Tâm nêu ý kiến tại phiên họp.

Về vấn đề tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) trên địa bàn đạt thấp và chỉ trong 6 tháng đầu năm nay giảm tới hơn 5.000 người, nhấn mạnh một số giải pháp khắc phục, đó là: Tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm ổn định và mở rộng thị trường lao động; đồng thời, chỉ đạo UBND huyện, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động về quy đinh của Luật BHXH. Cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp tuyên truyền, vận động người lao động tham gia BHXH. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với đơn vị, doanh nghiệp có biểu hiện trốn đóng BHXH, nợ BHXH, đảm bảo chế độ và quyền lợi cho người tham gia BHXH.

Đồng chí Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công Thương, giải trình tại phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công Thương, giải trình tại phiên họp.

Giải trình đánh giá hiệu quả và đóng góp của 14 cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư và lấp đầy các CCN, phân tích: Toàn tỉnh có 21/41 CCN được quy hoạch có chủ đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng. Trong đó, 11 CCN đã đi vào hoạt động với 60 dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh, quy mô tổng vốn đầu tư trên 8.500 tỷ đồng. Các CCN đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 10.800 lao động; đóng góp vào tăng trưởng tỷ trọng công nghiệp mỗi năm của tỉnh. Để thu hút đầu tư, lấp đầy các CCN, Sở đã báo cáo tỉnh đề nghị các bộ, ban, ngành và Chính phủ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ do phát sinh nhiều bất cập từ thực tiễn triển khai; đề nghị các cấp chính quyền trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các CCN; hướng dẫn các chủ đầu tư giải quyết hồ sơ thành lập, điều chỉnh quyết định thành lập, gia hạn tiến độ dự án CCN nhanh, gọn...

Để khắc phục tình trạng nhiều dây cáp của các nhà mạng viễn thông gây mất an toàn và mất mỹ quan tại các tuyến phố chính, khu vực đô thị, , cho hay: Công ty Điện lực Thái Nguyên hiện có trên 10.000km đường dây trung hạ thế; gần 2.000km cáp viễn thông của các nhà mạng viễn thông đang treo trên cột điện (trong đó, gần 463km cáp viễn thông thuộc tuyến thành phố chính và các khu đô thị). Từ năm 2014 đến nay, Công ty đã phối hợp với các nhà mạng viễn thông triển khai chỉnh trang bó gọn cáp viễn thông được 268km, còn 195km chưa được chỉnh trang, bó gọn. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty đã lập kế hoạch triển khai thực hiện chỉnh trang bó gọn cáp viễn thông đến năm 2025; phối hợp với các nhà mạng viễn thông thực hiện thanh tải, thu hồi cáp viễn thông không còn sử dụng, nằm ngoài bó cáp hoặc ngoài vòng khuyên…

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/thoi-su-trong-tinh/202307/giai-trinh-nhieu-van-de-dai-bieu-va-cu-tri-quan-tam-93e4bef/