Giàn gừa 'độc nhất vô nhị' ở miền Tây

Giàn gừa với nhiều nhánh đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ bao phủ diện tích gần 3.000m2 thu hút khá đông người dân khắp nơi đến tham quan.

Di tích Giàn Gừa

Di tích Giàn Gừa

Giàn gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa (Phong Điền, TP Cần Thơ) là một di tích gắn với thời khai hoang mở cõi. Cây gừa hình thành cách nay hàng trăm năm, cao khoảng 15 m, tán rộng gần 3.000m2, bao bọc khuôn viên Cổ Miếu Bà, nằm sát con rạch Bà Thợ (Phong Điền).

Gừa hay còn gọi si quả nhỏ thuộc họ dâu tằm. Ở Việt Nam, cây này thường mọc hoang ở vùng có thủy triều, dọc bờ sông, kênh rạch.

Người dân đến tham quan

Người dân đến tham quan

 Cây gừa mọc lên tua tủa, có độ cao từ 10 đến 12m

Cây gừa mọc lên tua tủa, có độ cao từ 10 đến 12m

Lạc vào khu di tích Giàn Gừa như lạc đến một ma trận chằng chịt, mỗi cành cây thể hiện sức sống mãnh liệt của loài cây độc đáo này

Lạc vào khu di tích Giàn Gừa như lạc đến một ma trận chằng chịt, mỗi cành cây thể hiện sức sống mãnh liệt của loài cây độc đáo này

Đến đây, khách tham quan cảm thấy ngạc nhiên trước một giàn gừa nguyên sinh vững chắc, với nhiều cây, nhiều nhánh đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh với những vết nứt do bom đạn. Tuy nhiên, với sức sống mãnh liệt, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, nảy lộc và vươn mình tỏa rợp bóng mát. Những cành gừa uốn lượn, ngoằn nghoèo đan vào nhau trên không trung. Dưới những tán cây rợp bóng mát, tạo sự thanh bình, thoải mái.

Rất nhiều câu chuyện huyền bí, khó lý giải diễn ra ở cây gừa có tán rộng thuộc dạng ‘độc nhất vô nhị’ ở miền Tây

Rất nhiều câu chuyện huyền bí, khó lý giải diễn ra ở cây gừa có tán rộng thuộc dạng ‘độc nhất vô nhị’ ở miền Tây

Không gian mát mẻ

Không gian mát mẻ

Khách tham quan

Khách tham quan

Cổ Miếu Bà thờ bà Thượng Động Cố Hỷ - vị nữ thần được tôn kính như ân nhân của dân làng. Mỗi ngày, nơi đây có khá đông du khách tham quan, khấn bái. Hàng năm, vào ngày 28/2 âm lịch, miếu diễn ra lễ cúng bà Thượng Động Cố Hỷ để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.

Đến nay chưa ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa. Nhiều vị cao niên ở đây cho biết, từ lúc còn nhỏ, giàn gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn.

Rễ bao phủ không gian rộng lớn

Rễ bao phủ không gian rộng lớn

Cành cây vươn đến đâu thì rể cây mọc đâm xuống bám chặt lấy đất mà đến đó.

Cành cây vươn đến đâu thì rể cây mọc đâm xuống bám chặt lấy đất mà đến đó.

Hiếm người nào dám chặt một cành cây nhỏ ở khu di tích

Hiếm người nào dám chặt một cành cây nhỏ ở khu di tích

Theo Ban quản lý di tích, do địa hình hẻo lánh nên trong chiến tranh Khu di tích lịch sử Giàn Gừa từng là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ.

Năm 2013, UBND TP Cần Thơ ký quyết định xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử cấp thành phố.

Hòa Hội

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/gian-gua-doc-nhat-vo-nhi-o-mien-tay-1664148.tpo