Gián robot cứu hộ động đất Myanmar đang 'hot rần rần' có gì đặc biệt?

Công nghệ này hứa hẹn thay đổi cách con người tiếp cận cứu hộ trong các thảm họa thiên nhiên.

Sau trận động đất kinh hoàng 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích, Singapore đã triển khai một đội cứu hộ đặc biệt gồm 34 nhân viên, 80 quân nhân và… 10 con gián cyborg – thiết bị công nghệ sinh học tiên tiến nhất Đông Nam Á hiện nay. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Sau trận động đất kinh hoàng 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích, Singapore đã triển khai một đội cứu hộ đặc biệt gồm 34 nhân viên, 80 quân nhân và… 10 con gián cyborg – thiết bị công nghệ sinh học tiên tiến nhất Đông Nam Á hiện nay. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Những “gián máy” này do Đại học Công nghệ Nanyang, Cơ quan Cơ quan Khoa học và Công nghệ (HTX) và công ty Giải pháp và Kỹ thuật (KLASS) phát triển, kết hợp gián thật (gián gió Madagascar) với cảm biến, camera hồng ngoại, mạch điều khiển và AI. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Những “gián máy” này do Đại học Công nghệ Nanyang, Cơ quan Cơ quan Khoa học và Công nghệ (HTX) và công ty Giải pháp và Kỹ thuật (KLASS) phát triển, kết hợp gián thật (gián gió Madagascar) với cảm biến, camera hồng ngoại, mạch điều khiển và AI. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Chúng có khả năng chui vào các khe nứt nhỏ trong đống đổ nát, dò tìm người sống sót mà chó nghiệp vụ hay robot truyền thống không thể tiếp cận.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Chúng có khả năng chui vào các khe nứt nhỏ trong đống đổ nát, dò tìm người sống sót mà chó nghiệp vụ hay robot truyền thống không thể tiếp cận.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Kỹ thuật hoạt động của gián cyborg dựa trên việc cấy điện cực vào râu và ngực, cho phép điều khiển hướng di chuyển từ xa. Ngoài ra, chúng còn có chế độ “tự lái” bằng AI, giúp tự tránh vật cản và tối ưu đường đi.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Kỹ thuật hoạt động của gián cyborg dựa trên việc cấy điện cực vào râu và ngực, cho phép điều khiển hướng di chuyển từ xa. Ngoài ra, chúng còn có chế độ “tự lái” bằng AI, giúp tự tránh vật cản và tối ưu đường đi.(Ảnh: Thanh niên Việt)

Dù chưa tìm được người sống sót trong lần triển khai đầu tiên, các con gián cyborg vẫn cung cấp hình ảnh và dữ liệu quý giá để hỗ trợ lực lượng cứu hộ đánh giá cấu trúc bên dưới đống đổ nát. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Dù chưa tìm được người sống sót trong lần triển khai đầu tiên, các con gián cyborg vẫn cung cấp hình ảnh và dữ liệu quý giá để hỗ trợ lực lượng cứu hộ đánh giá cấu trúc bên dưới đống đổ nát. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Sở dĩ gián được lựa chọn là vì chúng dẻo dai, nhỏ gọn, có thể sống sót sau khi phẫu thuật, chịu nhiệt cao, kháng phóng xạ và tồn tại lâu trong môi trường khắc nghiệt – những điều khiến chúng trở thành “ứng viên hoàn hảo” cho công nghệ cứu nạn tương lai. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Sở dĩ gián được lựa chọn là vì chúng dẻo dai, nhỏ gọn, có thể sống sót sau khi phẫu thuật, chịu nhiệt cao, kháng phóng xạ và tồn tại lâu trong môi trường khắc nghiệt – những điều khiến chúng trở thành “ứng viên hoàn hảo” cho công nghệ cứu nạn tương lai. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Đây là lần đầu tiên công nghệ gián cyborg được triển khai ngoài phòng thí nghiệm, đánh dấu bước tiến lớn trong việc ứng dụng robot sinh học vào thực tế. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Đây là lần đầu tiên công nghệ gián cyborg được triển khai ngoài phòng thí nghiệm, đánh dấu bước tiến lớn trong việc ứng dụng robot sinh học vào thực tế. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc cũng đang nghiên cứu công nghệ tương tự, mở ra tương lai nơi những “côn trùng robot” có thể trở thành lực lượng tuyến đầu trong cứu hộ thảm họa. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc cũng đang nghiên cứu công nghệ tương tự, mở ra tương lai nơi những “côn trùng robot” có thể trở thành lực lượng tuyến đầu trong cứu hộ thảm họa. (Ảnh: Thanh niên Việt)

Mời quý độc giả xem thêm video: Khoảnh khắc động đất tấn công quán cà phê ở thủ đô Port Vila.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/gian-robot-cuu-ho-dong-dat-myanmar-dang-hot-ran-ran-co-gi-dac-biet-2095473.html