Giáo viên hợp đồng: ' Sau khai giảng, trò nhắn tin hỏi thầy đâu mà tôi ứa nước mắt'
Những ngày đầu năm học mới, khi hàng chục triệu học sinh náo nức bước vào năm học mới, thì hàng ngàn thầy cô là giáo viên hợp đồng lại đang nơm nớp nỗi lo mất việc.
Những ngày đầu tháng 9, hòa chung không khí cả nước, hàng triệu học sinh ở các cấp học khác nhau tại Thủ đô cũng đang náo nức, hân hoan bước vào ngày hội tựu trường sau những tháng nghỉ hè dài, xa thầy cô. Thế nhưng, lại có đến hàng ngàn thầy cô giáo hợp đồng tại Hà Nội đang thấp thỏm nỗi lo mất việc. Tháng 9 này, nhiều người trong số họ đã không còn được đứng trên bục giảng, lại có người vẫn như đang ngồi trên lửa, không biết mình có còn cơ hội được tiếp tục giảng dạy sau kỳ thi tuyển viên chức Hà Nội sắp diễn ra hay không.
Câu chuyện không mới, đã được báo chí nói đi nói lại từ nhiều tháng nay sau khi Hà Nội ra thông báo sẽ tổ chức thi tuyển viên chức ngành giáo dục. Điều này đồng nghĩa với việc có đến hàng ngàn giáo viên hợp đồng sẽ phải ra khỏi ngành nếu không đỗ, do số lượng biên chế có hạn, trong đó có cả những người đã cống hiến hàng chục năm cho ngành giáo dục, có cả học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia...
Giáo viên hợp đồng và “cuộc chiến sinh tử”
Trước phải ứng gay gắt của giáo viên hợp đồng tại nhiều huyện, thị trên toàn thành phố, Hà Nội khẳng định sẽ xét tuyển đặc biệt cho những giáo viên đủ điều kiện. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã khẳng định chắc chắn “như đinh đóng cột” rằng sẽ giải quyết xong vấn đề giáo viên hợp đồng trước thềm năm học mới.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ động thái quyết liệt nào từ thành phố cho thấy sẽ giải quyết xong vấn đề của hơn 2.000 giáo viên hợp đồng. Một số huyện như Ba Vì, Sơn Tây đã thông báo cắt hợp đồng giáo viên. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số giáo viên, do thiếu giáo viên giảng dạy, nên huyện vẫn tiếp tục gọi số giáo viên này về thỉnh giảng hoặc làm hợp đồng thời vụ.
Số giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng, không có bảo hiểm xã hội, nghiễm nhiên mất cơ hội được xét tuyển đặc biệt, nhưng đến nay huyện vẫn chưa hề có lời xin lỗi hay nhận sai và tìm hướng giải quyết cho giáo viên.
Tình trạng trên nóng, dưới lạnh khiến hàng ngàn giáo viên hợp đồng vẫn đang chơi vơi với nguy cơ mất việc dịp đầu năm học mới, mong ngóng các chỉ đạo, quyết định sớm được thực thi!
Trò đến trường, thầy ra đường!
Mùa khai giảng thứ 18 của thầy Phùng Đức Tăng, giáo viên hợp đồng Ba Vì không phải ở mái trường nơi thầy đã gắn bó cả thanh xuân, mà là công trường xây dựng cách nhà gần 20 km với tiếng máy chạy xình xịch cả ngày, mùi hàn xì khét lẹt.
Quẹt ngang giọt mồ hôi trên trán, thầy Tăng nghẹn giọng kể: “Mấy hôm trước có học sinh nhắn tin hỏi sao con không thấy thầy đến trường. Đọc tin nhắn mà tôi ứa nước mắt. Ngày 15/8, đúng ngày tựu trường, cũng là ngày chúng tôi biết mình sẽ phải nghỉ việc từ 1/9, có một số đồng nghiệp khác là ngày 31/8”.
Thầy Tăng cho biết, bản thân thầy cũng như nhiều giáo viên khác không khỏi “sốc” khi biết mình bị chấm dứt hợp đồng, trong khi thành phố thông báo vẫn đang xem xét để giải quyết.
“Chúng tôi sao có thể không buồn khi đã cống hiến cả tuổi xuân, nhưng đến nay, lại bị vắt chanh bỏ vỏ. Chúng tôi không hề nhận được bất kỳ thông tin nào trước đó về việc sa thải, chúng tôi biết xoay sở thế nào? Trong số đó đa phần là các cô giáo, con cái đều đã lớn. Ở tuổi ngoài 40-50, họ biết làm gì để sống? Quan trọng là chúng tôi nhận thấy mình không được tôn trọng. Vẫn nói rằng nghề giáo là nghề cao quý, nhưng cách đối xử của trường, của huyện hoàn toàn là vắt chanh bỏ vỏ”, thầy Tăng bức xúc.
Với 17 năm cống hiến với nghề, thầy giáo dạy Toán-Tin này cho biết, mức lương nhận được chỉ bằng mức lương tối thiểu, thời điểm tăng lương cao nhất đến nay, sau khi trừ BHXH, thầy cũng chỉ được nhận về vỏn vẹn 1,4 triệu đồng. Để trang trải cho cuộc sống gia đình, hàng chục năm nay thầy Tăng vẫn phải tranh thủ buổi trưa, buổi tối đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Khi là hàn xì, khi lắp đặt điều hòa, bình nóng lạnh,...
Theo thầy Tăng, toàn huyện Ba Vì hiện có hơn 340 giáo viên hợp đồng có nguy cơ bị sa thải sau kỳ thi tuyển viên chức. Câu hỏi đặt ra là, nếu tuyển đủ số giáo viên hợp đồng vừa đủ với nhu cầu của địa phương, có lẽ sẽ không dôi dư hàng trăm giáo viên như hiện nay.
“Những năm qua, vẫn có những thời điểm tuyển ồ ạt, không thiếu nhưng vẫn tuyển, tuyển vì quan hệ, vì chuyện này chuyện kia. Đến nay mới có chuyện thừa hàng loạt giáo viên như vậy”, thầy Tăng bức xúc.
Chưa bị sa thải, nhưng hơn 300 giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức cũng đang như thấp thỏm không yên. Không được đóng BHXH mà chỉ ký hợp đồng 3 tháng hàng chục năm qua, điều này đồng nghĩa với việc họ mất đi cơ hội xét tuyển đặc biệt vì không có BHXH. Thế nhưng, đến nay huyện Mỹ Đức vẫn chưa có bất kỳ hồi đáp nào với giáo viên. Dù lên lớp, song những giáo viên ở đây vẫn thấp thỏm không yên. Không ít người trong số họ đã phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng rời bục giảng.
Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng thị trấn Sơn Tây tâm sự: “Đến giờ đã qua ngày khai giảng, năm học mới cũng đã bắt đầu, nhưng giáo viên chúng tôi vẫn mong ngóng phương án giải quyết mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã hứa trước đó.
Trước thềm năm học mới một số huyện, thị xã đã bắt đầu ra thông báo chấm dứt hợp đồng sau ngày 31/8/2019. Vì thế mà giáo viên, học sinh nhiều huyện, thị xã vô cùng hoang mang và lo lắng. Nhiều thầy cô đã cống hiến cho ngành giáo dục thủ đô hàng chục năm nay bỗng mất việc, không khỏi xót xa và đắng lòng.
Nhiều tháng qua các thầy cô đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ buồn bã, lo lắng, hoang mang đến mừng rơi nước mắt, niềm vui như vỡ òa khi TP ra quyết định 3455/ QĐ- UB xét tuyển đặc biệt giáo viên hợp đồng hay như trả lời của Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội lần thứ XV sẽ xét tuyển hết số GVHĐ đủ 3 điều kiện là: có hợp đồng từ 5 năm trở lên và đóng BHXH; có đủ sức khỏe; có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí mô tả việc làm.
Niềm vui chưa kịp đến thì chúng tôi lại thất vọng, có cảm giác như bị lừa và vơi dần niềm tin vào lãnh đạo khi quyết định số 3455 ra đời lại không áp dụng được cho bất kỳ giáo viên hợp đồng nào của TP. Điều đó làm cho giáo viên hợp đồng không khỏi hoài nghi.
TP Hà Nội ra Thông báo số 800/TB- UBND ngày 10/7/2019 đã nêu: UBND TP sẽ tổ chức họp bàn, giải quyết dứt điểm công tác xét tuyển đối với tất cả số giáo viên đã ký hợp đồng còn tồn đọng trong 20 năm qua trên địa bàn TP hoàn thành trước khai giảng năm học 2019- 2020. Thế nhưng đến nay, TP Hà Nội vẫn chưa ra một văn bản hay một quyết định nào khiến cho giáo viên hợp đồng lòng như lửa đốt và cảm thấy bất an trước các phát ngôn của lãnh đạo TP.
Các giáo viên hợp đồng đều mong muốn UBND TP Hà Nội có phương án giải quyết thấu tình đạt lý để giúp chúng tôi tiếp tục được gắn bó với bục giảng, được cống hiến cho nghành giáo dục. Qua đó bảo đảm cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo động lực để các thầy cô dành hết tâm huyết chỉ sự nghiệp giáo dục của thủ đô”, thầy Tiến trăn trở.
Bất cập trong công tác tuyển dụng giáo viên
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, vụ hàng trăm giáo viên hợp đồng của các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây... kéo lên trụ sở Ban tiếp công dân TP Hà Nội kêu cứu vì lo mất việc làm là vấn đề mà lãnh đạo TP Hà Nội, các quận, huyện và cơ quan chức năng liên quan phải quan tâm.
Trước hết, phải nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến sự việc này là do trong một thời gian dài, các địa phương không có chiến lược, quy hoạch và tuyển dụng giáo viên một cách khoa học, bài bản. Các nơi nhận giáo viên làm việc hợp đồng một cách ồ ạt nhưng đến nay khi số lượng dư thừa hoặc không đồng đều thì lại đưa ra những lý do khiến hàng trăm giáo viên lo lắng, bất an.
Vì vậy, cần có sự rà soát lại vì sao tại một số huyện lại có việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng lâu năm như vậy. Việc tuyển dụng có đúng quy trình không. Nếu sai thì ở đâu và ai là người phải chịu trách nhiệm.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho rằng, quận, huyện nào đã nhận giáo viên làm việc hợp đồng thì phải có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho họ. Ngoài ra, trong số hàng trăm giáo viên hợp đồng có nhiều người có thâm niên công tác lâu năm (từ 10 -20 năm), kinh nghiệm và thành tích giảng dạy thì các quận, huyện nên xem xét đặc cách cho những đối tượng này.
Còn nếu tổ chức thi tuyển thì các quận, huyện cũng nên xem xét cộng điểm cho những giáo viên có nhiều năm công tác, thành tích giảng dạy so với những giáo viên bình thường khác. Các quận, huyện không nên “đổ đồng” thi tuyển tất cả giáo viên đã làm việc hợp đồng với người bắt đầu thi công chức. Vì như vậy sẽ không công bằng và đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên hợp đồng lâu năm.
Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, việc hàng trăm giáo viên hợp đồng của các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây lo lắng trước nguy cơ mất việc không còn là vấn đề giải quyết việc, an sinh cho người lao động mà còn là vấn đề đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giải quyết đơn thư khiếu nại vượt cấp kéo dài... Vì vậy, có thể sắp tới, TP Hà Nội chưa nên cho thi tuyển giáo viên mới mà hãy xét đặc cách tuyển viên chức cho những giáo viên làm việc lâu năm. Theo đó, các quận, huyện cần có sự rà soát lại nguồn giáo viên, nhân lực ở các nơi, bộ phận để thực hiện việc này một cách khoa học, rõ ràng.
Còn theo GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, việc hàng trăm giáo viên ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây đưa đơn kêu cứu vì thấp thỏm, lo lắng trước nguy cơ mất việc làm đã cho thấy sự bất cập trong công tác quy hoạch và tuyển dụng giáo viên một số nơi không có chiến lược cụ thể.
Để giải quyết tình trạng trên, các quận, huyện nên rà soát lại giáo viên ở các trường, cấp học, môn học và các vị trí công việc khác. Những trường học, cấp học nào đang thiếu giáo viên ở một số bộ môn thì có thể điều chuyển giáo viên từ nơi này sang nơi đó để giảng dạy. Mặt khác, ở trong trường học có những công việc khác như: Thủ thư, nhân viên thiết bị, cán bộ đoàn, đội thì Ban giám hiệu trường có thể xem xét điều chuyển giáo viên công tác lâu năm sang đó làm việc.
Ngoài ra, các địa phương còn có thể động viên, giải quyết bảo hiểm xã hội, chế độ được thụ hưởng nghỉ hưu sớm cho những giáo viên hợp đồng lâu năm.
GS Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, ngành giáo dục hiện đang chịu trách nhiệm chính về hoạt động chuyên môn và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng giáo dục là giáo viên, thì lại thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố, Bộ GD-ĐT không được tham gia. Đây là bất cập cần nghiên cứu và có nghiên cứu lại để phù hợp hơn./.
Những ngày đầu tháng 9, hòa chung không khí cả nước, hàng triệu học sinh ở các cấp học khác nhau tại Thủ đô cũng đang náo nức, hân hoan bước vào ngày hội tựu trường sau những tháng nghỉ hè dài, xa thầy cô. Thế nhưng, lại có đến hàng ngàn thầy cô giáo hợp đồng tại Hà Nội đang thấp thỏm nỗi lo mất việc. Tháng 9 này, nhiều người trong số họ đã không còn được đứng trên bục giảng, lại có người vẫn như đang ngồi trên lửa, không biết mình có còn cơ hội được tiếp tục giảng dạy sau kỳ thi tuyển viên chức Hà Nội sắp diễn ra hay không.
Câu chuyện không mới, đã được báo chí nói đi nói lại từ nhiều tháng nay sau khi Hà Nội ra thông báo sẽ tổ chức thi tuyển viên chức ngành giáo dục. Điều này đồng nghĩa với việc có đến hàng ngàn giáo viên hợp đồng sẽ phải ra khỏi ngành nếu không đỗ, do số lượng biên chế có hạn, trong đó có cả những người đã cống hiến hàng chục năm cho ngành giáo dục, có cả học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia...
Giáo viên hợp đồng và “cuộc chiến sinh tử”
Trước phải ứng gay gắt của giáo viên hợp đồng tại nhiều huyện, thị trên toàn thành phố, Hà Nội khẳng định sẽ xét tuyển đặc biệt cho những giáo viên đủ điều kiện. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã khẳng định chắc chắn “như đinh đóng cột” rằng sẽ giải quyết xong vấn đề giáo viên hợp đồng trước thềm năm học mới.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có bất kỳ động thái quyết liệt nào từ thành phố cho thấy sẽ giải quyết xong vấn đề của hơn 2.000 giáo viên hợp đồng. Một số huyện như Ba Vì, Sơn Tây đã thông báo cắt hợp đồng giáo viên. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số giáo viên, do thiếu giáo viên giảng dạy, nên huyện vẫn tiếp tục gọi số giáo viên này về thỉnh giảng hoặc làm hợp đồng thời vụ.
Số giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng, không có bảo hiểm xã hội, nghiễm nhiên mất cơ hội được xét tuyển đặc biệt, nhưng đến nay huyện vẫn chưa hề có lời xin lỗi hay nhận sai và tìm hướng giải quyết cho giáo viên.
Tình trạng trên nóng, dưới lạnh khiến hàng ngàn giáo viên hợp đồng vẫn đang chơi vơi với nguy cơ mất việc dịp đầu năm học mới, mong ngóng các chỉ đạo, quyết định sớm được thực thi!
Trò đến trường, thầy ra đường!
Mùa khai giảng thứ 18 của thầy Phùng Đức Tăng, giáo viên hợp đồng Ba Vì không phải ở mái trường nơi thầy đã gắn bó cả thanh xuân, mà là công trường xây dựng cách nhà gần 20 km với tiếng máy chạy xình xịch cả ngày, mùi hàn xì khét lẹt.
Quẹt ngang giọt mồ hôi trên trán, thầy Tăng nghẹn giọng kể: “Mấy hôm trước có học sinh nhắn tin hỏi sao con không thấy thầy đến trường. Đọc tin nhắn mà tôi ứa nước mắt. Ngày 15/8, đúng ngày tựu trường, cũng là ngày chúng tôi biết mình sẽ phải nghỉ việc từ 1/9, có một số đồng nghiệp khác là ngày 31/8”.
Thầy Tăng cho biết, bản thân thầy cũng như nhiều giáo viên khác không khỏi “sốc” khi biết mình bị chấm dứt hợp đồng, trong khi thành phố thông báo vẫn đang xem xét để giải quyết.
“Chúng tôi sao có thể không buồn khi đã cống hiến cả tuổi xuân, nhưng đến nay, lại bị vắt chanh bỏ vỏ. Chúng tôi không hề nhận được bất kỳ thông tin nào trước đó về việc sa thải, chúng tôi biết xoay sở thế nào? Trong số đó đa phần là các cô giáo, con cái đều đã lớn. Ở tuổi ngoài 40-50, họ biết làm gì để sống? Quan trọng là chúng tôi nhận thấy mình không được tôn trọng. Vẫn nói rằng nghề giáo là nghề cao quý, nhưng cách đối xử của trường, của huyện hoàn toàn là vắt chanh bỏ vỏ”, thầy Tăng bức xúc.
Với 17 năm cống hiến với nghề, thầy giáo dạy Toán-Tin này cho biết, mức lương nhận được chỉ bằng mức lương tối thiểu, thời điểm tăng lương cao nhất đến nay, sau khi trừ BHXH, thầy cũng chỉ được nhận về vỏn vẹn 1,4 triệu đồng. Để trang trải cho cuộc sống gia đình, hàng chục năm nay thầy Tăng vẫn phải tranh thủ buổi trưa, buổi tối đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Khi là hàn xì, khi lắp đặt điều hòa, bình nóng lạnh,...
Theo thầy Tăng, toàn huyện Ba Vì hiện có hơn 340 giáo viên hợp đồng có nguy cơ bị sa thải sau kỳ thi tuyển viên chức. Câu hỏi đặt ra là, nếu tuyển đủ số giáo viên hợp đồng vừa đủ với nhu cầu của địa phương, có lẽ sẽ không dôi dư hàng trăm giáo viên như hiện nay.
“Những năm qua, vẫn có những thời điểm tuyển ồ ạt, không thiếu nhưng vẫn tuyển, tuyển vì quan hệ, vì chuyện này chuyện kia. Đến nay mới có chuyện thừa hàng loạt giáo viên như vậy”, thầy Tăng bức xúc.
Chưa bị sa thải, nhưng hơn 300 giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức cũng đang như thấp thỏm không yên. Không được đóng BHXH mà chỉ ký hợp đồng 3 tháng hàng chục năm qua, điều này đồng nghĩa với việc họ mất đi cơ hội xét tuyển đặc biệt vì không có BHXH. Thế nhưng, đến nay huyện Mỹ Đức vẫn chưa có bất kỳ hồi đáp nào với giáo viên. Dù lên lớp, song những giáo viên ở đây vẫn thấp thỏm không yên. Không ít người trong số họ đã phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng rời bục giảng.
Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng thị trấn Sơn Tây tâm sự: “Đến giờ đã qua ngày khai giảng, năm học mới cũng đã bắt đầu, nhưng giáo viên chúng tôi vẫn mong ngóng phương án giải quyết mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã hứa trước đó.
Trước thềm năm học mới một số huyện, thị xã đã bắt đầu ra thông báo chấm dứt hợp đồng sau ngày 31/8/2019. Vì thế mà giáo viên, học sinh nhiều huyện, thị xã vô cùng hoang mang và lo lắng. Nhiều thầy cô đã cống hiến cho ngành giáo dục thủ đô hàng chục năm nay bỗng mất việc, không khỏi xót xa và đắng lòng.
Nhiều tháng qua các thầy cô đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ buồn bã, lo lắng, hoang mang đến mừng rơi nước mắt, niềm vui như vỡ òa khi TP ra quyết định 3455/ QĐ- UB xét tuyển đặc biệt giáo viên hợp đồng hay như trả lời của Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội lần thứ XV sẽ xét tuyển hết số GVHĐ đủ 3 điều kiện là: có hợp đồng từ 5 năm trở lên và đóng BHXH; có đủ sức khỏe; có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí mô tả việc làm.
Niềm vui chưa kịp đến thì chúng tôi lại thất vọng, có cảm giác như bị lừa và vơi dần niềm tin vào lãnh đạo khi quyết định số 3455 ra đời lại không áp dụng được cho bất kỳ giáo viên hợp đồng nào của TP. Điều đó làm cho giáo viên hợp đồng không khỏi hoài nghi.
TP Hà Nội ra Thông báo số 800/TB- UBND ngày 10/7/2019 đã nêu: UBND TP sẽ tổ chức họp bàn, giải quyết dứt điểm công tác xét tuyển đối với tất cả số giáo viên đã ký hợp đồng còn tồn đọng trong 20 năm qua trên địa bàn TP hoàn thành trước khai giảng năm học 2019- 2020. Thế nhưng đến nay, TP Hà Nội vẫn chưa ra một văn bản hay một quyết định nào khiến cho giáo viên hợp đồng lòng như lửa đốt và cảm thấy bất an trước các phát ngôn của lãnh đạo TP.
Các giáo viên hợp đồng đều mong muốn UBND TP Hà Nội có phương án giải quyết thấu tình đạt lý để giúp chúng tôi tiếp tục được gắn bó với bục giảng, được cống hiến cho nghành giáo dục. Qua đó bảo đảm cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo động lực để các thầy cô dành hết tâm huyết chỉ sự nghiệp giáo dục của thủ đô”, thầy Tiến trăn trở.
Bất cập trong công tác tuyển dụng giáo viên
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, vụ hàng trăm giáo viên hợp đồng của các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây... kéo lên trụ sở Ban tiếp công dân TP Hà Nội kêu cứu vì lo mất việc làm là vấn đề mà lãnh đạo TP Hà Nội, các quận, huyện và cơ quan chức năng liên quan phải quan tâm.
Trước hết, phải nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến sự việc này là do trong một thời gian dài, các địa phương không có chiến lược, quy hoạch và tuyển dụng giáo viên một cách khoa học, bài bản. Các nơi nhận giáo viên làm việc hợp đồng một cách ồ ạt nhưng đến nay khi số lượng dư thừa hoặc không đồng đều thì lại đưa ra những lý do khiến hàng trăm giáo viên lo lắng, bất an.
Vì vậy, cần có sự rà soát lại vì sao tại một số huyện lại có việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng lâu năm như vậy. Việc tuyển dụng có đúng quy trình không. Nếu sai thì ở đâu và ai là người phải chịu trách nhiệm.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho rằng, quận, huyện nào đã nhận giáo viên làm việc hợp đồng thì phải có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho họ. Ngoài ra, trong số hàng trăm giáo viên hợp đồng có nhiều người có thâm niên công tác lâu năm (từ 10 -20 năm), kinh nghiệm và thành tích giảng dạy thì các quận, huyện nên xem xét đặc cách cho những đối tượng này.
Còn nếu tổ chức thi tuyển thì các quận, huyện cũng nên xem xét cộng điểm cho những giáo viên có nhiều năm công tác, thành tích giảng dạy so với những giáo viên bình thường khác. Các quận, huyện không nên “đổ đồng” thi tuyển tất cả giáo viên đã làm việc hợp đồng với người bắt đầu thi công chức. Vì như vậy sẽ không công bằng và đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên hợp đồng lâu năm.
Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, việc hàng trăm giáo viên hợp đồng của các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây lo lắng trước nguy cơ mất việc không còn là vấn đề giải quyết việc, an sinh cho người lao động mà còn là vấn đề đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giải quyết đơn thư khiếu nại vượt cấp kéo dài... Vì vậy, có thể sắp tới, TP Hà Nội chưa nên cho thi tuyển giáo viên mới mà hãy xét đặc cách tuyển viên chức cho những giáo viên làm việc lâu năm. Theo đó, các quận, huyện cần có sự rà soát lại nguồn giáo viên, nhân lực ở các nơi, bộ phận để thực hiện việc này một cách khoa học, rõ ràng.
Còn theo GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, việc hàng trăm giáo viên ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây đưa đơn kêu cứu vì thấp thỏm, lo lắng trước nguy cơ mất việc làm đã cho thấy sự bất cập trong công tác quy hoạch và tuyển dụng giáo viên một số nơi không có chiến lược cụ thể.
Để giải quyết tình trạng trên, các quận, huyện nên rà soát lại giáo viên ở các trường, cấp học, môn học và các vị trí công việc khác. Những trường học, cấp học nào đang thiếu giáo viên ở một số bộ môn thì có thể điều chuyển giáo viên từ nơi này sang nơi đó để giảng dạy. Mặt khác, ở trong trường học có những công việc khác như: Thủ thư, nhân viên thiết bị, cán bộ đoàn, đội thì Ban giám hiệu trường có thể xem xét điều chuyển giáo viên công tác lâu năm sang đó làm việc.
Ngoài ra, các địa phương còn có thể động viên, giải quyết bảo hiểm xã hội, chế độ được thụ hưởng nghỉ hưu sớm cho những giáo viên hợp đồng lâu năm.
GS Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, ngành giáo dục hiện đang chịu trách nhiệm chính về hoạt động chuyên môn và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng giáo dục là giáo viên, thì lại thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố, Bộ GD-ĐT không được tham gia. Đây là bất cập cần nghiên cứu và có nghiên cứu lại để phù hợp hơn./.
Thực hiện: Nguyễn Trang - Bích Lan | Dựng : Đoan Đoan