Một trường hợp được cho là sở hữu tài năng từ " kiếp trước" là Thomas Wiggins (1849 – 1908) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen tại Georgia, Mỹ. Tuy nhiên, ngay từ khi mới chào đời cậu đã bị mù bẩm sinh, bởi vậy nên cậu là nỗi thất vọng của chủ nô. Ít lâu sau trong một cuộc đấu giá nô lệ, người chủ này đem bán người mẹ cho tướng James Bethune ở Columbus, Georgia.
Và thế là, người mẹ đáng thương cùng đứa con trai mù 1 tuổi về làm nô lệ cho người chủ mới. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho thằng bé là Thomas Wiggins Bethune, nhưng cả thế giới gọi là “Chú mù Tom”. Điều đặc biệt là khi còn mới ẵm ngửa, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc.
Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của cậu bé da đen này. Khả năng kỳ diệu về âm nhạc được khám phá khi Tom mới lên 3 tuổi. Vào một buổi chiều khi đang nô nghịch trên thềm nhà, bất ngờ cậu cất giọng hòa với giọng hát của các tiểu thư nhà tướng Bethune.
Năm chú lên 4, chú Tom đã lén dạo nhạc trên đàn dương cầm những bản nhạc mà chú nghe được một cách say sưa. Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm cây đàn. Vậy chú Tom đã học đàn từ đâu?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người sáng mắt chứ đừng nói gì là bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom.
Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể loại nhạc nào, cậu có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn hay bất kỳ ai. Không những thế, Tom còn có khả năng sáng tác hàng nghìn bản trường ca bất hủ. Các sáng tác với âm điệu cùng những lời bài hát tuyệt vời cho thấy Tom đã nắm được trọn vẹn kỹ thuật về nhạc lý.
Các nhà khoa học không thể tìm ra câu trả lời cho tài năng của Tom, chỉ có thể giải thích được đó là luân hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó Tom đã là một nhạc sĩ siêu đẳng.
Một trường hợp khác nữa là Bà Shakuntala Devi, được mệnh danh là chiếc máy tính sống, người Ấn Độ. Bà du hành qua nhiều nước trên thế giới và đã làm cho không ít nhà toán học sửng sốt trước tài năng toán học xuất chúng của bà.
Bà đã tìm được đáp số của các bài toán còn nhanh hơn cái máy điện tử tối tân nhất thời bấy giờ. Trong chuyến du hành sang nước Mỹ năm 1977, tài nghệ siêu việt của Bà đã được các báo chí ca ngợi. Tên bà đã được ghi trong cuốn Guiness Book of World Records (Cuốn Sách Ghi các Thành Tích Kỷ Lục Trên Thế Giới). Bà có thể tính nhanh hơn máy điện tử mà không phải chuẩn bị trước.
Khả năng tính của bà được phát hiện năm bà 3 tuổi. Tuy học vấn của bà chỉ ở mức bình thường nhưng tên tuổi của bà đối với những con số là lẫy lừng. Với tài năng tính toán thiên phú, bà cứ tưởng rằng việc giỏi những con số là đương nhiên nhưng khi lớn lên bà hiểu rằng không phải ai cũng giỏi như bà.
Bà từng nói: “Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ con người vẫn còn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu hết được khả năng của trí tuệ con người, nó vô cùng tận, tôi đã chứng tỏ cái khả năng ấy”.
Theo Tiến Sĩ Ian Stevenson, sau khi trải qua 40 năm nghiên cứu đã chứng minh rằng nhờ có luân hồi nên con người đã có những khả năng đặc biệt, ông nói: "Con người tuy không nhớ được những gì ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước chính là các chất liệu để chúng ta thể hiện trong kiếp này."
Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)