Tào Tháo (155 - 220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc. Ông là người đặt nền móng vững chắc cho nhà Tào Ngụy.
Là người thông minh, mưu lược và giỏi nhìn người, Tào Tháo còn được người đời nhớ đến với bản tính đa nghi.
Chính vì đa nghi, Tào Tháo luôn cảnh giác đề phòng, dò xét những người xung quanh để xác định ai là người trung thành, ai là kẻ địch. Điều này được cho là làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến Tào Tháo giảm thọ, chỉ sống tới năm 65 tuổi.
Con cháu của Tào Tháo là Tào Phi, Tào Duệ cũng di truyền tính cách đa nghi nên yểu mệnh, chết trẻ. Cụ thể, sau khi Tào Tháo qua đời, con trai của ông là Tào Phi (187 - 226) kế vị. Một số sử gia đánh giá Tào Phi còn đa nghi hơn cả Tào Tháo.
Sau khi thất bại trong cuộc chinh phạt Đông Ngô, Tào Phi nghi ngờ vợ của mình là Chân Thị âm mưu phản nghịch. Vậy nên, Tào Phi đã tự tay giết chết người vợ này.
Con trai do Chân Thị sinh ra là Tào Duệ cũng bị Tào Phi cho vào "danh sách đen", luôn bị cha cảnh giác, đề phòng.
Vì sống cả đời trong đa nghi nên sức khỏe Tào Phi không tốt. Sau khi lâm bệnh nặng, Tào Phi qua đời khi 39 tuổi.
Sau khi Tào Phi mất, người con trai Tào Duệ kế thừa ngai báu. Do tuổi thơ "sóng gió", đặc biệt là chứng kiến cảnh bố giết mẹ và bị vua cha ghét bỏ nên Tào Duệ luôn bị ám ảnh, nghi ngờ mọi thứ.
Chính vì vậy, Tào Duệ cũng giống như cha, không thể sống thọ. Vào năm 239, Tào Duệ qua đời, hưởng thọ 35 tuổi. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Tâm Anh (TH)