Đá lát vỉa hè đường phố Hà Nội chưa thi công đã xuất hiện những vết nứt, rạn...
Chuyên gia vật liệu đá tự nhiên nói rằng, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng nứt vỡ đá vỉa hè là do chất lượng đá không đảm bảo, sản xuất không đúng quy trình. Mỗi loại đá trước khi đưa vào sử dụng đều phải được đánh giá cường độ kháng nén, độ uốn, hóa, lý tính. Việc này, các chủ đầu tư nhà thầu thi công phải kiểm tra đầu vào, sử dụng phương pháp khoa học để nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào thi công.
Các viên đá còn nguyên kiện đã sứt mẻ, nứt vỡ, xuất hiện nhiều vết rạn. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy màu sắc viên đá cũng khác nhau, không đồng đều. Ảnh chụp các kiện đá trên các tuyến phố Hà Nội đang thi công lát lại vỉa hè.
Theo đánh giá của PGS. TS Dương Vân Phong giảng viên bộ môn Trắc địa Cao cấp, Đại học Mỏ Địa chất, đá được chọn để lát vỉa hè tại các tuyến phố tại Hà Nội nhìn chung không đồng đều về chủng loại, chủ yếu là đá vôi, chưa đạt chất lượng để lát, bó vỉa hè. Các viên đá đều xuất hiện vết rạn ngang theo thớ, hoặc những màu đá khác xen lẫn.
Những vết rạn chân chim, ngang dọc, xuất hiện chi chít trên từng viên đá
Vết nứt xuất hiện ngay cả trên mặt viên đá, dù chưa được sử dụng.
Các kiện đá còn nguyên đai, kiện trên phố Thi Sách (quận Hai Bà Trưng).
Đánh giá của PGS. TS Dương Vân Phong giảng viên bộ môn Trắc địa Cao cấp, Đại học Mỏ Địa chất, việc lát đá vỉa hè tại các tuyến phố hiện nay thể hiện sự cẩu thả, nền (base) làm không kỹ, cao thấp, lồi lõm không đều, hình thức không đẹp, khi bị vật nặng tác động vào (kể cả tải trọng tĩnh, động) dễ bị vỡ.
Lớp base lót phía dưới không được đầm kỹ, nên có hiện tượng chỗ bị lún, chỗ không lún. Bề mặt có thể nghiêng để tạo độ dốc nhưng phải phẳng, không thể để lồi lõm. Hè nhấp nhô, uốn lượn chứng tỏ lớp nền, đế không được đầm tốt hoặc có đầm nhưng không đạt yêu cầu.
Mặt vỉa hè được trải giấy dầu trước khi đổ bê tông...
Bê tông được đổ trước khi thực hiện lát đá...
Đức Anh