Giây phút bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược Nga khai hỏa trong diễn tập 'Sấm sét'

Bộ Quốc phòng Nga vừa đăng video bộ ba răn đe hạt nhân gồm tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược RS-24 Yars, tàu ngầm Tula phóng tên lửa hạt nhân R-29 và oanh tạc cơ Tu-95MS khai hỏa tên lửa trong diễn tập hạt nhân chiến lược Grom.

Video công bố hôm 26/10 của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy, tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-24 Yars khai hỏa từ bãi phóng ở thao trường Plesetsk.

Trong khi tàu ngầm hạt nhân Tula phóng một tên lửa đạn đạo RS-29 Sineva từ Biển Barents.

Hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS cất cánh từ một căn cứ không quân và phóng các tên lửa hành trình tầm xa.

Phía Nga cho biết, các thành phần trong bộ ba răn đe hạt nhân tham gia đợt diễn tập "Grom" (Sấm sét) với kịch bản "ra đòn tấn công hạt nhân uy lực nhằm đáp trả cuộc tấn công hạt nhân từ đối phương".

Điện Kremlin cho biết lực lượng hạt nhân chiến lược Nga tiến hành diễn tập dưới sự giám sát của Tổng thống Putin.

"Các nhiệm vụ đề ra trong quá trình huấn luyện lực lượng răn đe chiến lược đã hoàn thành đầy đủ, toàn bộ tên lửa đều ngắm trúng mục tiêu", Điện Kremlin ra thông báo ngày 26/10/2022.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng lực lượng Nga thực hành kịch bản một cách thành công tốt đẹp.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng lực lượng Nga thực hành kịch bản một cách thành công tốt đẹp.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, cho biết cuộc diễn tập có sự tham gia của các vũ khí chủ lực trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của nước này.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, cho biết cuộc diễn tập có sự tham gia của các vũ khí chủ lực trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của nước này.

Được biết, RS-24 Yars là hệ thống tên lửa chiến lược có thể đặt trên bệ phóng di động hoặc đặt trong hầm và là phiên bản cải tiến của tổ hợp tên lửa Topol-M.

Khi tên lửa RS-24 di chuyển sẽ làm giảm nguy bị tấn công hạt nhân trả đũa

Việc đặt các tên lửa lên xe phóng cơ động đang là xu hướng của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Các ICBM di động như RS-24 đem lại khả năng cơ động cao để tung ra đòn tấn công hạt nhân bất ngờ nhằm vào đối phương.

Quân đội Nga cho biết các tên lửa RS-24 trong cuộc thử nghiệm Grom đã đánh trúng toàn bộ mục tiêu tại thao trường Kura ở vùng Kamchatka ở vùng Viễn Đông.

Trong khi đó R-29 Sineva, là một tên lửa đạn đạo hạt nhân nhiên liệu lỏng phóng từ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Loại tên lửa này có tên định danh của GRAU là 3M27 và tên mã NATO là SS-N-23 Skiff.

R-29 được thiết kế để phóng từ các tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Delta IV.

Mỗi tàu ngầm của Nga này có thể mang được tối đa tới 16 quả tên lửa RS-29.

Mỗi quả tên lửa RS-29 lại mang 10 đầu đạn, sức công phá mỗi đầu đạn lên tới 100 kT

RS-29 có trọng lượng 40,3 tấn, chiều dài 14,8 mét, đường kính 1,9 mét.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với GLONASS của Nga, tầm bay của RS-29 đạt khoảng 12.000 km.

Hiện chưa rõ loại tên lửa hành trình nào được Nga phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95 MS trong cuộc diễn tập Grom.

Nga đang có các loại tên lửa trang bị trên các loại máy bay ném bom chiến lược đều có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân là Kh-102, Kh-55.

Tên lửa siêu thanh Kh-47 được cho là cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên máy bay Tu-95MS lại không có khả năng mang loại vũ khí này.

Hiện nay Kh-102 được coi là tên lửa hành trình độ chính xác cao mang theo đầu đạn hạt nhân đáng sợ nhất của Nga. Chúng là biến thể của tên lửa Kh-101.

Loại tên lửa này có tầm bắn rất xa lên tới khoảng 5.000 km. Tuy vậy giá thành của chúng cũng khá cao, lên tới khoảng 13 triệu USD/quả.

Tên lửa Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lên tới 250 kT. Quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản chỉ có đương lượng nổ là 13 kt. Như vậy sức công phá của Kh-102 gấp hơn 19 lần quả bom nguyên tử này.

Tên lửa Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lên tới 250 kT. Quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản chỉ có đương lượng nổ là 13 kt. Như vậy sức công phá của Kh-102 gấp hơn 19 lần quả bom nguyên tử này.

Với sức công phá khủng khiếp như vậy, tên lửa hành trình Kh-102 có thể thổi bay cả một thành phố lớn của đối phương.

Bộ ba răn đe hạt nhân của Nga gồm ICBM phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay mang vũ khí hạt nhân.

Duy trì ba trụ cột hạt nhân giúp hạn chế nguy cơ lực lượng chiến lược bị xóa sổ trong đòn phủ đầu, bảo đảm khả năng tấn công trả đũa và năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy.

Hiện có 4 nước sở hữu bộ ba răn đe hạt nhân gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện có 4 nước sở hữu bộ ba răn đe hạt nhân gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/giay-phut-bo-ba-ran-de-hat-nhan-chien-luoc-nga-khai-hoa-trong-dien-tap-sam-set-post521120.antd