Thời xa xưa, người Trung Quốc dùng giấy thật (nguyên mẫu của giấy hiện đại) từ khá sớm trong khi người châu Âu mua giấy cói (xuất hiện năm 3.000 TCN) từ Ai Cập và sử dụng giấy da trong nhiều thế kỷ.
Theo một số ghi chép trong lịch sử, một người đàn ông Trung Quốc có tên là Cải Luân đã phát minh ra loại giấy này vào năm 105, thậm chí thời đó người cổ đại còn tạo ra được cả giấy vệ sinh.
Vào thế kỷ thứ 9, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng giấy để in tiền. Các hóa đơn giấy đầu tiên (còn gọi là ngân phiếu) được dùng để thay thế tiền mặt hoặc trao đổi.
Kỹ thuật in khắc gỗ được xem là một trong những phát minh tuyệt vời của người Trung Quốc cổ đại, tuy mất khá nhiều thời gian và tốn kém. Kinh Kim Cang được in vào năm 868 thời nhà Đường là cuốn sách in cổ nhất thế giới.
Một thế kỷ sau, đến thời nhà Tống kỹ thuật in ấn bằng cách sáng chế ra hoạt tự được sử dụng thay thế. Sau khi khắc từng chữ một lên đất sét rồi đem nung trên lửa, những hoạt tự này sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành một trang văn bản.
Trong những chuyến thám hiểm thời xưa hay thời nay, thật khó để bạn tìm ra hướng đi nếu không có la bàn. Bởi vậy chiếc la bàn đầu tiên trên thế giới được xem là phát minh ''vượt thời gian'' vĩ đại của người Trung Quốc.
La bàn được phát minh vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN và ban đầu chúng được các thầy bói sử dụng, sau đó là những người đi biển ở Trung Quốc. "Kim" của la bàn Trung Quốc được làm từ đá nam châm, đặc biệt được tạo ra để chỉ về hướng Nam, bởi đây là hướng của mặt trời vào giữa trưa.
Hình dạng của chiếc la bàn thời cổ đại này khá đặc biệt so với ngày nay khi khiến người ta liên tưởng đến một chiếc thìa. Nó được cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng.
Chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên trên thế giới được chế tạo ở Trung Quốc vào năm 725, vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất một vòng quay trong 24 giờ.
Gần 2.000 năm trước (vào thời nhà Hán), người Trung Quốc đã phát minh ra thiết bị phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới, trông như một hũ đựng rượu ngày nay. Chiếc máy ghi địa chấn này có hình dạng là một cái bình bằng đồng với 9 con rồng chúc đầu xuống, bao quanh thân bình, bên trong là một con lắc được treo bất động.
Khi xảy ra địa chấn, con lắc sẽ kích hoạt các đòn bẩy và một quả bóng nhỏ sẽ thoát ra từ miệng rồng, rơi xuống miệng con ếch ngồi phía dưới. Chiếc máy này giúp cảnh báo khá tốt vì động đất thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc.
Trước khi tạo nên những thiết bị phóng vào vũ trụ hiện đại như ngày nay, người Trung Quốc cổ đại đã chế tạo tên lửa truyền cảm hứng cho những thế hệ con cháu sau này để hiện thực hóa ước mơ chinh phục không gian.
Tên lửa lúc bấy giờ được chế tạo bằng cách đốt cháy thuốc súng để tạo ra phản lực cần thiết. Người xưa thường nhồi thuốc súng trong một cuộn giấy, gắn vào một mũi tên và sau đó người ta dùng nó để bắn về phía kẻ địch khi giao chiến.
Một trong những phát minh đơn giản nhưng lại cực hữu dụng mà người Trung Quốc xưa sáng tạo nên phải kể đến chiếc dĩa. Trong lần khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN), vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, các nhà khảo cổ phát hiện thấy những chiếc dĩa có thiết kế khá hiện đại.
Phát minh độc đáo cứu người khỏi biển lửa | VTC Now
Mộc Nhiên