Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là 'kẻ vô năng' và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là 'kẻ mị dân nguy hiểm' và nhiều lần gọi ông là 'kẻ lừa dối'.

Tác giả: Kassidy Evans
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Gần đây khi theo dõi chính trị Hoa Kỳ, và tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống đã thấy những trải nghiệm vô cùng khó khăn và thất vọng khi giới truyền thông và giới lãnh đạo chính trị đã đối đầu căng thẳng, thể hiện rõ sự phân cực trong nền chính trị Mỹ khá gay gắt.

Trong cuộc tranh luận, các ứng cử viên tập trung vào những gì sai trái ở đối thủ chính trị của họ hơn là, thay vì vào nguyện vọng của riêng họ đối với quốc gia. Những cuộc tấn công này không xoay quanh chính sách thực tế mà chủ yếu là cá nhân. Chỉ riêng điều này đã đặt nền tảng cho một bối cảnh chính trị bất ổn và hỗn loạn.

Trong cuộc tranh luận ngày 27/6 vừa qua, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và đương nhiệm Tổng thống Mỹ Joe Biden, cả hai ứng cử viện đã trao đổi những lời chỉ trích làm nổi bật mức độ căng thẳng của sự cạnh tranh chính trị của họ.

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden“kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là “kẻ lừa dối”.

Những cuộc đối thoại gay gắt này phản ánh sự thật cay đắng diễn ra giữa các đối thủ chính trị, với cả hai ứng cử viên đều sử dụng những lời khiếm nhã lăng mạ như một phần trong các lập luận chính trị rộng hơn của họ.

Tương tự như thế, gần đây cuộc tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên Kamala Harris, tràn ngập những tuyên bố gay gắt thái quá, những cuộc đấu đá cá nhân gay cấn, chẳng hạn như cựu Tổng thống Donald Trump liên tục gọi nữ phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris là “không đủ tiêu chuẩn” và gọi khả năng lãnh đạo của bà Kamala Harris là “thảm họa”, nhưng lại đưa ra rất ít hoặc không đưa ra bằng chứng nào để biện minh cho những tuyên bố của mình.

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Ảnh: Reuters

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Ảnh: Reuters

Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2024 thường nói một cách khẳng định tuyệt đối, tuyên bố rằng người kia là Tổng thống hoặc phó Tổng thống “tệ nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuối cùng, giai đoạn tranh luận không làm gì hơn ngoài việc cung cấp cho các ứng cử viên Tổng thống Mỹ một nền tảng truyền hình trực tiếp trên toàn quốc, để đưa ra những tuyên bố về nhau thái quá, nhằm thu hút sự chú ý liên tục của giới truyền thông và khơi dậy những phản ứng kể từ công chúng. Việc sử dụng sai giai đoạn tranh luận này, thật đáng thất vọng và nản lòng, làm gia tăng sự mất đoàn kết trong xã hội, thao túng dư luận và nuôi dưỡng sự ngờ vực.

Thực hành Chính ngữ Phật giáo

Khi nhìn kỹ cách đức Phật có thể gợi ý để điều hướng bất kỳ sự tranh cãi hay tranh luận nào, đặc biệt là sự cạnh tranh tiêu cực, có mức độ ảnh hưởng và rủi ro cao như thế đối với công chúng, tôi sẽ cùng các bạn trở về với Bát Chính đạo (The Noble Eightfold Path), phác thảo cách hóa giải, chữa lành những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống và đạt đến bến bờ bên kia giác ngộ.

Bát Chính đạo: Chính kiến (Right vision), Chính Tư Duy (Right intention), Chính ngữ (Right speech), Chính nghiệp (Right action), Chính mạng (Right livelihood), Chính tinh tấn (Right effort), Chính niệm (Right mindfulness), Chính định (Right meditation). Mặc dù đây là những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống có liên quan chặt chẽ với nhau, tôi đặt biệt nhấn mạnh khái niệm Chính ngữ (Right speech), nên nói tích cực, và có ích; nên nói sự thật khi xem xét những gì còn thiếu trong chính trị hiện đại.

Rõ ràng cho thấy Chính ngữ (Right speech) liên quan đến việc nói lời chân thật, nói lời hòa nhã, không nói dối và vu khống có thể gây ra sự chia rẽ, thù hận, và mất đoàn kết. Điều này có nghĩa là không sử dụng ngôn ngữ gay gắt, độc hại và lăng mạ và tránh nói chuyện thị phi vô ích. Thay vào đó, Chính ngữ (Right speech) khuyến khích sử dụng những từ ngữ trung thực, thân thiện, hài hòa, có ý nghĩa hữu ích.

Ví dụ, một ứng cử viên chính trị có thể tập trung vào chính sách và tầm nhìn của riêng họ đối với quốc gia dân tộc, thay vì tấn công đối thủ của họ. Trong ứng dụng thực tiễn Chính ngữ (Right speech), người ta không nên nói một cách bất cẩn; người ta nên nói đúng nơi đúng chỗ và nói lời ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Nguyên tắc này cho thấy rằng mặc dù bất đồng có thể phát sinh, chúng nên được xử lý một cách cẩn thận và giao tiếp nên thúc đẩy sự hiểu biết và giảm thiểu xung đột thay vì làm gia tăng căng thẳng.

Rào cản đối với Chính ngữ (Right speech) trong chính trị Hoa Kỳ: Phương tiện truyền thông, gây chia rẽ và tiêu cực, tham nhũng.

Mặc dù lời cảnh báo đang phải đối mặt với việc chúng ta có khả năng thừa nhận rằng lời nói vô đạo đức gây hận thù, không hiệu quả, và đặt biệt là gây chia rẽ trong bối cảnh chính trị, nhưng Chính ngữ (Right speech) lời nói chân chính không còn là việc kinh doanh tốt nữa.

Trong khi nhiều người Mỹ lên án những lời lẽ phỉ báng và tàn nhẫn trong chính trị, thì không thể phủ nhận rằng việc vu khống thu hút sự quan tâm của công chúng theo những cách mà các chiến dịch danh dự đáng kính không còn làm được nữa. Điều này khiến các chính trị gia có lý do để tiếp tục thực hiện những lời nói sai trái không đúng với lẽ phải.

Các kênh tin tức và nền tảng thông tin truyền thông xã hội tận dụng sự chia rẽ, mất đoàn kết và phân cực theo nhiều cách, tạo ra các nội dung giật gân và tạo ra doanh thu quảng cáo.

Chiến lược hướng đến lợi nhuận này có tác động đáng kể đến xã hội, gây ra những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Cho dù đây là sự phẫn nộ, ủng hộ hay tranh luận, người dùng có nhiều khả năng tương tác với nội dụng gây chia rẽ, đào hố sâu hận thù chia cắt, điều này làm tăng cho nền tảng thời gian.

Do đó, nhiều nền tảng sử dụng các thuật toán ưu tiên nội dung có khả năng tạo ra phản ứng cực đoan. Điều này thường có nghĩa là các bài đã đăng hoặc tin tức gây tranh cãi hay có tính chất xảm xúc được quảng bá, để giữ chân người xem và tăng doanh thu quảng cáo. Khi mức độ tương tác tăng lên, khả năng tính phí nhà quảng cáo của nền tảng cũng tăng lên.

Các nhà quảng cáo trả phí bảo hiểm để tiếp cận các nhóm nhân khẩu học, cụ thể và sự phân cực chính trị thường dẫn đến các nhóm dễ nhận biết hơn, chẳng hạn như những người quan tâm đến các hệ tư tưởng hoặc mục tiêu cụ thể. Bản thân các chính trị gia tận dụng các cơ hội quảng cáo này, bởi các ứng cử viên, nhóm vận động và ủy ban hành động chính trị cho một khoản tiền đáng kể, để tiếp cận đối tượng phân cực với cách quảng cáo có mục tiêu. Các chính trị gia thường kích động cơ sở của họ theo những cách tương tự, với cách giải quyết các vấn đề có sự đồng cảm mạnh mẽ với nỗi sợ hãi của những người cốt cán ủng hộ họ. Điều này thường liên quan đến việc thúc đẩy các chủ để gây mâu thuẫn, chia rẽ và đóng khung các vấn đề để làm nổi bật sự tương phản rõ rệt giữa “chúng ta” và “họ”.

Sự phân cực tạo ra cảm giác cấp bách hoặc khủng hoảng, quy tập lực lượng hành động và quyên góp. Các chiến dịch không chỉ thường sử dụng sự cường điệu, phỉ báng và tường thuật sai sự thật để vu khống, lăng mạ đối thủ, mà còn tận dụng phản ứng của công chúng và phương tiện truyền thông đối với họ. Đối tượng càng mâu thuẫn chia rẽ, quảng cáo càng có thể được tùy chỉnh để thu hút các niềm tin và giá trị cụ thể.

Cuối cùng xung đột trở thành mô hình kinh doanh riêng của họ, nghĩa là các chính trị gia, các kênh tin tức và nền tảng truyền thông xã hội có lợi ích cố hữu trong các bài phát biểu gây thiệt hại đang diễn ra. Các chính trị gia tiếp tục tận dụng các chia rẽ hiện có, thông qua việc vu khống, nhiều người hơn chuyển sang phương tiện truyền thông như một chiến trường cho các cuộc xung đột ý thức hệ, đảm bảo một luồng tương tác ổn định. Dòng tương tác liên tục này không chỉ mang lại lợi ích về mặt tài chính cho các nền tảng và chính trị mà còn chia rẽ xã hội hơn nữa. Rõ ràng cho thấy Chính ngữ (Right speech) không còn chỗ đứng trong chính trường Hoa Kỳ, đặc biệt là cuộc đua tranh giành quyền lực, chức danh Tổng thống đang diễn ra, vì cả hai bên đều cố tình làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong nền tảng dân chủ vì lợi nhuận của chúng ta.

Như thế thì có thể làm gì khi những người mà chúng ta được cho là trông cậy để ủng hộ và chỉ đạo, lại đang tích cực phục vụ như những tác nhân của sự thiếu thiện chí? Rõ ràng là chúng ta không thể trông cậy vào các chính trị gia, ứng cử viên hoặc những tiếng nói có ảnh hưởng nhất trên phương tiện truyền thông, để làm hình mẫu cho hành vi đạo đức nhân hậu. Thay vào đó, người Mỹ phải tự chịu trách nhiệm về việc ứng dụng thực tiễn Chính ngữ (Right speech) một cách trí tuệ và từ bi, mặc dù sống trong một môi trường mà sự mâu thuẫn chia rẽ được kiếm tiền và khuyến khích.

Điều này bắt đầu với việc nuôi dưỡng nhận thức về tình hình mà chúng ta đang gặp phải và do đó cam kết điều hướng nó bằng trí tuệ. Là thế hệ trẻ thanh thiếu niên người Mỹ, có ý chí nghị lực, niềm tự tin, đức tự chủ mãnh liệt, đang khám phá ứng dụng thực tiễn Phật pháp trong môi trường mâu thuẫn chia rẽ như thế, tôi đã được truyền cảm hứng để khám phá những gì Phật pháp nhiệm màu, có thể khuyên về cuộc sống, công việc và nói chung là ở bên những người mà tôi không thể đồng ý về các vấn đề cơ bản hoặc phức tạp.

Ứng dụng thực tiễn Phật pháp giúp nuôi dưỡng sự tôn trọng trong môi trường chia rẽ

Tôi nhớ lại cuộc khủng hoảng của Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) và Thái tử Ajātasattu (A xà thế), trong đó nêu bật các chủ để về tham vọng, đố kỵ và suy thoái đạo đức. Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và ban đầu là một nhà sư trong đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hòa hợp của Đức Phật. Tuy nhiên, Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) trở nên đố kỵ với cương vị của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và tìm cách thiết lập giáo hội của riêng họ.

Vì thế, Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) đã làm điều khủng khiếp nhất mà người ta không thể làm trong một cộng đồng Phật giáo - Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) đã tạo ra một sự ly khai với đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hòa hợp của Đức Phật. Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) thách thức sự lãnh đạo của Đức Phật, nhằm mục đích chia rẽ cộng đồng Phật giáo.

Thái tử Ajātasattu (A xà thế) đông cung thái tử của Vua Bimbisāra (Bình Sa vương, 558 trước Tây lịch - 491 TTL), Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà,), một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ, bị ảnh hưởng Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) và thuyết phục lật đổ phụ hoàng Bimbisāra (Bình Sa vương) để giành ngôi báu và quyền lực. Cả hai thầy trò đều cố gắng làm hại Đức Phật và nhân danh quyền lực gây chia rẽ cộng đồng Phật giáo, nhưng cuối cùng âm mưu lật đổ bị lộ và đã thất bại, hành động của họ đã dẫn đến sự sụp đổ của cả hai thầy trò họ.

Mặc dù không thể so sánh trực tiếp với đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hòa hợp thời cổ đại, do tính phức tạp của nó, nếu Hoa Kỳ là một “cộng đồng” người ta có thể nói rằng nó đang trải qua sự rạn nứt sâu sắc và dữ dội của riêng họ: Đảng Dân chủ (Democratic Party) đấu với Đảng Cộng hòa (Republican Party). Do truyền thông tiêu cực tham nhũng và tiếng nói chính trị gây mâu thuẫn chia rẽ, người Mỹ thường được khuyến khích bỏ phiếu cho một ứng cử viên không phải vì họ ngưỡng mộ họ mà vì họ ghét ứng cử viên kia và ngược lại, họ ghét tất cả những người bỏ phiếu cho cá nhân nào đó.

Dựa trên điều kiện hóa trước đó, các cá nhân và phương tiện truyền thông mà họ đã tiếp nhận, hầu hết công chúng Hoa Kỳ đã “chọn một bên” và sẽ kiên quyết ủng hộ quyết định đó. Câu nói “nếu các bạn không ở cùng chúng tôi, các bạn chống chúng tôi” có vẻ phù hợp hơn bao giờ hết.

Ngày nay, rất hiếm khi những người có quan điểm đối lập nhau ở các phe phái chính trị, có những cuộc trò chuyện theo một cách nào đó mà không trở nên gây thù địch. Thậm chí còn hiếm hơn khi tìm thấy bất kỳ sự hiểu biết nào. Thật không may, phần lớn công chúng đã áp dụng phương pháp vụng về là chỉ trích những người họ không đồng tình, tiếp tục tạo ra một bầu không khí không an toàn trong đó có sự hình thành hình thức vu khống và gọi tên chiếm ưu thế.

Trong Phật giáo, bản chất tìm lý lẽ để chứng minh (arguing) và bất đồng quan điểm tập trung vào từ bi tâm và sự kiên nhẫn. Trong khi Phật giáo thường không khuyến khích các lập luận đối kháng hoặc vì bản ngã thúc đẩy, nhưng Phật giáo thừa nhận giá trị của đối thoại, bao gồm cả bất đồng quan điểm, phương tiện để phát triển, hiểu biết và giảm thiểu đau khổ.

Có nhiều chủ đề và chính sách chính trị mà người Mỹ, trong đó có tôi, cảm thấy mạnh mẽ. Có thể tôi xác định khá nhiều chủ đề mà tôi không thể tưởng tượng được ý kiến của riêng mình lại bị dao động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc công phu tu tập thiền định của bản thân tôi, đã tiết lộ rằng tư duy này không có nghĩa là tôi không nên muốn thảo luận với những người có ý kiến khác với tôi. Ngay cả khi tôi cảm thấy kiên định với niềm tin của mình, tôi vẫn nên cởi mở lắng lòng nghe và cố gắng hết sức để hiểu quan điểm của những người mà tôi không đồng tình. Trong trường hợp xấu nhất, không có suy nghĩ nào thay đổi. Trong trường hợp tốt nhất, một số điểm chung được tìm thấy và chúng ta có thể ra về với sự tôn trọng mới được tìm thấy dành cho nhau.

Để thực hành tư duy cởi mở, để tìm ra tiếng nói chung là vun đắp từ bi tâm cho tất cả chúng sinh, bao gồm cả những người mà chúng ta bất đồng quan điểm. Điều này đòi hỏi phải tiếp cận những bất đồng với sự đồng cảm, hiểu rằng chúng ta không biết những trải nghiệm đã định hình nên quan điểm của họ theo thời gian và mong muốn cho họ được an lạc hạnh phúc. Thay vì coi người khác là đối thủ, Phật giáo khuyến khích xem họ là người, giống như chính mình, đồng mong muốn an lạc hạnh phúc và đều muốn hóa giải những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Quan điểm này có thể làm mát dịu đi những bất đồng và dẫn đến những cuộc giao lưu chia sẻ, cảm thông cho nhau mang tính xây dựng và từ bi hơn.

Khi tranh luận vô ích, chẳng hạn như việc tu tập từ bi tâm chỉ hoàn toàn một chiều, trong giáo lý đạo Phật có phương tiện thiện xảo. Khái niệm này đề cập đến việc sử dụng trí tuệ trong việc áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để giúp người khác hiểu hoặc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Khi đề cập đến việc bất đồng, điều này liên quan đến việc chọn đúng thời điểm, địa điểm thuận tiện và phương pháp để thảo luận các vấn đề gây tranh cãi hoặc chọn không tham gia nếu gây thiệt hại nhiều hơn là lợi ích. Đây là việc thực dụng khi giải quyết tranh chấp thay vì khăng khăng cho rằng mình “đúng” hoặc thắng cuộc trong tranh luận. Đôi khi có một “thời điểm chưa thích hợp” cho một cuộc tranh luận.

Thay vì, những người ở Mỹ ứng dụng thực tiễn Chính ngữ, thực hành hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người, tôi thấy hiệu quả hơn khi cân nhắc năng lượng của mình và chỉ tham gia vào các cuộc thảo luận gây tranh cãi khi có sự sẵn lòng lắng nghe và cố gắng hiểu nhau. Nếu không, có khả năng sẽ trở thành một cuộc tranh luận cá nhân, bùng nỗ. Việc ứng dụng thực tiễn phương tiện thiện xảo, theo nghĩa này với việc tôn trọng tách mình ra khỏi cuộc trò chuyện khi chúng trở nên hiệu quả.

Tuy nhiên, trong khi việc tìm ra tiếng nói chung và đôi khi lựa chọn cách rút lui có thể là khéo léo, Phật giáo không khuyến khích thụ động khi đối mặt với bất công, vì thế chúng ta không nên luôn quay lưng vô cảm với các cuộc thảo luận việc tháo gỡ khó khăn của công chúng, bởi chúng rất quan trọng cho sự tiến bộ. Vì thế, khi đối mặt với những bất đồng cơ bản, việc khéo léo đánh giá tình hình và thực hành kiên nhẫn cho phép cá nhân mỗi người duy trì sự bình yên nội tâm mà không cần phải giải quyết ngay lập tức, hoặc leo thang xung đột. Ngay cả trong bất đồng, Phật giáo sẽ khuyên nên tìm kiếm tiếng nói chung và tập trung vào các giá trị hoặc mục tiêu chung, có thể đoàn kết thay vì chia rẽ. Cách tiếp cận này nuôi dưỡng tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Thúc đẩy Chính ngữ và diễn ngôn từ bi bằng hội thoại tranh luận

Được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết đúng đắn và lời nói chân chính, chúng ta cũng có thể cân nhắc áp dụng một hình thức diễn ngôn cụ thể bằng phương pháp hội thoại tranh luận (Socratic), đây là phương pháp giảng dạy hoặc lập luận dựa trên đối thoại khuyến khích tư duy phản biện và vạch trần những mâu thuẫn trong niềm tin của mỗi cá nhân.

Một trong những người đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây, và là nhà triết gia đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây đồng thời là người đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm, triết gia Sokrates (470 trước Tây lịch-399 TTL). Được đặt theo tên của triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates, đây là phương pháp đối thoại lập luận hợp tác giữa các cá nhân mỗi người, thường dựa trên việc đặt và trả lời các câu chất vấn, để kích thích tư duy phản biện và rút ra các ý tưởng và tiền đề cơ bản.

Một số yếu tố chính của phương pháp hội thoại tranh luận (Socratic) là đặt vấn đề chất vấn, tư duy phản biện, tìm kiếm định nghĩa và dựa vào giáo dục. Về bản chất, phương pháp hội thoại tranh luận này mang tính đối thoại, bao gồm trao đổi qua lại trong đó các ý tưởng được đề xuất, thách thức và điều chỉnh thông qua cuộc đối thoại.

Phương pháp hội thoại tranh luận này khuyến khích tư duy phản biện và phản ánh. Bằng cách đặt câu chất vấn, người tham gia được hướng dẫn tư duy phản biện về niềm tin, lập luận, hoặc các chủ đề chung đang được thảo luận.

Điều này thường dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn hoặc nhân ra những khoảng trống hoặc mâu thuẫn trong suy nghĩ của cả hai phía. Mặc dù phương pháp hội thoại tranh luận này phổ biến nhất trong môi trường học thuật, Phương pháp hội thoại tranh luận này được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để khuyến khích đối thoại chu đáo, cải thiện sự hiểu biết và giải quyết những xung đột.

Phương pháp hội thoại tranh luận này, tìm kiếm kiến thức và sự thật thông qua việc liên tục đặt câu chất vấn, đối thoại và kiểm tra mang tính tư duy phản biện. Mặc dù chúng ta thấy người hoạt ngôn tài biện thuyết chuyên nghiệp và trí thức cao trên sân khấu tranh luận của Hoa Kỳ hoặc trên các phương tiện truyền thông chính thống trong thời gian tới, nhưng công chúng nói chung hoàn toàn có khả năng thực hành các chiến lược này và tất cả chúng ta nên cố gắng làm như thế.

Trong một thế giới lý tưởng, giới lãnh đạo của chúng ta sẽ làm gương cho những hành vi này, nhưng thật không may, đây không phải là thực tế hiện tại của chúng ta. Tuy nhiên, những phương pháp vụng về của họ không bao giờ dùng làm cái cớ để gieo rắc lòng căm thù. Thay vào đó, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm cá nhân trong việc khéo léo điều hướng xung đột chính trị.

Người công dân Mỹ rất coi trọng việc tham gia vào nền dân chủ, với cách làm những việc như tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị, lên tiếng vì những gì họ tin tưởng và bỏ phiếu bầu. Cũng rất rõ ràng rằng một bộ phận đáng kể công chúng đã cam kết với “phe” mà họ đã bình chọn và do đó họ từ chối lắng nghe, chứ đừng nói đến việc tôn trọng, phe kia. Phật giáo khuyên nên tiếp cận sự bất đồi với sự kiên nhẫn, từ bi tâm và tinh tấn. Phật giáo thừa nhận giá trị của các quan điểm khác nhau trong khi tìm cách hóa giải, chữa lành những nỗi khổ niềm đau và thúc đẩy sự hòa hợp. Khi sống hoặc làm việc với những người mà chúng ta bất đồng quan điểm về các vấn đề quan trọng, Phật giáo khuyến khích sự đồng cảm và trí tuệ để biết khi nào nên tham gia và khi nào nên buông bỏ.

Tuy nhiên, giáo lý đạo Phật không đưa ra giải pháp trắng đen để giải quyết những xung đột và tranh luận, đặc biệt là giải pháp có thể giải quyết hiệu quả sự phân cực chính trị to lớn do phương tiện truyền thông tiêu cực, tham nhũng và các chiến lược vận động phỉ báng gây ra. Thay vào đó, chúng có thể cung cấp các khuôn khổ để giải quyết bối cảnh chính trị thù địch và chia rẽ. Nếu được sử dụng đúng cách, các công cụ này, kết hợp với việc nhấn mạnh vào đối thoại có giáo dục và nâng cao nhận thức về các yếu tố tạo nên một cộng đồng phân cực, có thể giúp chuyển đổi và hóa giải, chữa lành sự chia rẽ trầm trọng ở Hoa Kỳ theo hướng văn minh và tiến bộ.

Tác giả: Kassidy Evans
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/goc-nhin-phat-giao-ve-tranh-luan-bau-cu-o-my-va-chinh-ngu-dao-phat.html