Gọi Trung thu về qua những mùa trăng
Không hiểu sao cứ mỗi lần thanh âm của bài hát ấy vang lên là cả một bầu trời ký ức tuổi thơ của tôi lại ùa về. Chiếc đèn ông sao giấy bóng kính lấp lánh, những con bột nặn xanh đỏ, mâm ngũ quả đầy sắc màu và hình ảnh lũ trẻ con nhao nhao ngóng từng ngày một phá cỗ
Cán cây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm trung thu…”
Không hiểu sao cứ mỗi lần thanh âm của bài hát ấy vang lên là cả một bầu trời ký ức tuổi thơ của tôi lại ùa về. Chiếc đèn ông sao giấy bóng kính lấp lánh, những con bột nặn xanh đỏ, mâm ngũ quả đầy sắc màu và hình ảnh lũ trẻ con nhao nhao ngóng từng ngày một phá cỗ, tất cả vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của tôi như ngày hôm qua. Để rồi khi thấy nụ cười con trẻ, niềm háo hức đón trung thu năm xưa và nỗi buồn man mác nhớ tuổi thơ của tôi lại ùa về.
Trung thu về…
Là khi cả nhà quây quần chuẩn bị mâm ngũ quả. Mấy anh em chúng tôi háo hức bám lấy mẹ. Đứa mân mê cái này, đứa đòi lấy cái kia. Đứa nào cũng ríu rít hỏi hết câu này đến câu khác “Mẹ ơi mẹ thế là phá cỗ xong là được ăn quả ạ? Mẹ ơi mẹ con ngoan con không nghịch cho mẹ làm nhở? Mẹ ơi mẹ, mẹ ơi mẹ..!” Còn bố tôi chỉ lặng lẽ ngồi nhìn mấy mẹ con và cười xòa.
Trung thu về…
Là khi mẹ tôi tỉ mẩn cắm từng lọ hoa, khéo léo bày đủ các thứ quả lên mâm cỗ. Nào là hồng đỏ, nào là chuối ngự vàng, nào là trái bưởi xanh, nào là trái thị thơm,… biết bao nhiêu là thức quả. Bàn tay mẹ thoăn thoắt cắt tỉa bày biện. Vừa làm mẹ vừa tủm tỉm cười nghĩ đến sự háo hức của mấy đứa con đang ngóng đợi được phá cỗ đêm rằm.
Trung thu về…
Là khi bố ngồi uốn từng chiếc nan tre, dán từng miếng bóng kính để rồi vụt hiện ra chiếc đèn ông sao năm cánh lấp lánh đủ màu. Còn tôi khoan khoái ngồi bên cạnh nghịch hết thứ này đến thứ khác.
Trung thu về…
Là khi anh em chúng tôi mỗi đứa một cái mặt nạ giấy bồi ngồi tô vẽ thỏa thích. Đứa thì mặt nạ thỏ, đứa thì mặt nạ khỉ. Đứa nào cũng chăm chú tập trung vào chiếc mặt nạ của riêng mình, vừa thầm nghĩ mình phải vẽ đẹp hơn đứa kia. Có đứa thì phụng phịu vì không lấy được chiếc mặt nạ mình thích, ngả vào lòng bố hờn dỗi.
Trung thu về…
Là khi cả con ngõ nhỏ lại rộn ràng tiếng nói cười, nô đùa của lũ trẻ trong xóm. Chúng tôi bày đủ trò nào ô ăn quan, nào bắn bi, nào oẳn tù tì búng tai. Vừa chơi vừa khoe nhau xem nhà mình trung thu đến đâu rồi. Vừa háo hức rủ đêm trung thu sẽ sang nhà nhau phá cỗ.
Trung thu về…
Là khi tôi lén mang chiếc đèn ông sao ra khoe với lũ trẻ con xóm rồi chẳng biết đứa nào trong lúc chơi lại làm gãy cán đèn. Thế là tôi òa lên khóc nức nở bắt đền làm tội bố lại phải ra tận nơi cõng về. Vừa đi bố vừa dỗ về nhà bố làm lại cho cái đèn to hơn, đẹp hơn. Thế là bao nhiêu nước mắt mới ngừng chảy.
Trung thu về…
Là khi ông mặt trăng tròn xoe treo lơ lửng trên ngọn tre đầu làng. Bố bê mâm ngũ quả bày lên bàn giữa sân, mẹ treo những chiếc đèn lồng lên. Cuối cùng khoảng khắc ngóng đợi bao nhiêu lâu nay đã đến. Chúng tôi xúng xính mặc bộ quần áo mới nhất. Tất cả ùa vào nô đùa bám quanh lấy mâm cỗ. Miệng nhao nhao lên háo hức hỏi bao giờ thì được bắt đầu phá cỗ.
Trung thu về…
Là khi anh em chúng tôi rồng rắn mỗi đứa một cái đèn ông sao nắm đuôi áo nhau hát tưng bừng cả khoảng sân nhỏ. “Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh! Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời. Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi !” Mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng đứa nào cũng rạng rỡ, hân hoan.
Trung thu về…
Là sau khi rước đèn xong, mẹ cho chúng tôi phá cô. Mẹ mang mâm con bột quý giá và chia đều cho mỗi anh em. Đứa thì được con ếch, đứa được con gà, đứa được con trâu. Những con bột xanh đỏ tím vàng đứa nào cũng mân mê, giữ chặt trong đôi bàn tay nhỏ xíu. Bột phẩm màu hòa với mồ hôi dây cả phẩm ra tay ra quần ào nhưng đứa nào mắt cũng lấp lánh niềm vui.
Trung thu xưa là vậy, vô cùng giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bố mẹ dành cho các con và đầy ắp niềm vui trẻ thơ... Những ký ức tuổi thơ về đêm trung thu luôn vẹn nguyên trong trí nhớ của tôi dù bao nhiêu năm tháng đã qua. Để rồi mỗi khi nhìn thấy chiếc đèn lồng đỏ, thấy chú Lân vàng…thì ký ức đêm trung thu xưa lại ùa về.
“Giữ truyền thống, ấm tình thân” – Mường Thanh Hospitality
Dù cuộc sống giờ có đầy đủ, tiện ích hiện đại bao nhiêu đi nữa thì những giá trị truyền thống vẫn còn nguyên vẹn và cần được trân trọng. Trung thu ý nghĩa nhất là khi được đoàn viên, được trở về nhà. Còn với những người phải công tác xa thì càng mong muốn được đón chút không khí mùa lễ hội. Trân quý những giá trị đó, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh trang hoàng chuỗi gần 60 khách sạn với thiết kế truyền thông: Mặt trăng vàng, đèn lồng đỏ, chú lân sắc màu.. Qua đó, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh mong muốn mang tới cho khách hàng không khí của mùa lễ hội đoàn viên và lời chúc an lành.
Trung thu về…
Là khi cả con ngõ nhỏ lại rộn ràng tiếng nói cười, nô đùa của lũ trẻ trong xóm. Chúng tôi bày đủ trò nào ô ăn quan, nào bắn bi, nào oẳn tù tì búng tai. Vừa chơi vừa khoe nhau xem nhà mình trung thu đến đâu rồi. Vừa háo hức rủ đêm trung thu sẽ sang nhà nhau phá cỗ.