Google tưởng nhớ Sudan - Tê giác trắng đực cuối cùng trên trang chủ
Ngày 20/12, Google đã thay biểu trưng của mình trên trang chủ để tưởng nhớ đến Sudan - chú tê giác trắng đực cuối cùng của Trái Đất đã lìa đời 2 năm trước.
Hôm nay (20/12), Google Doodle đã tưởng nhớ đến Sudan - chú tê giác đực cuối cùng thuộc loài tê giác trắng Bắc Phi đã lìa đời 2 năm trước ở tuổi 45.
Mặc dù các nhà khoa học thời gian qua đã thực hiện nhiều nghiên cứu để hồi sinh loài tê giác trắng phương Bắc này, nhưng đến hiện tại vẫn chưa có kết quả.
Sudan - chú tê giác trắng đực cuối cùng được Google tưởng nhớ
Sudan (1973 – 19/3/2018) là tên một cá thể tê giác trắng phương Bắc (Ceratotherium simum cottoni), cũng là chú tê giác trắng đực cuối cùng trên Trái Đất.
Tháng 2/1975, khi mới hai tuổi, Sudan dính bẫy của một người thợ bẫy thú cùng 5 con tê giác trắng khác (gồm hai con đực: Sudan và Saut cùng bốn con cái: Nola, Nuri, Nadi và Nesari).
Sau đó, Sudan được nuôi nhốt tại Sở thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc từ năm 1975 tới 2009, rồi được chuyển tới Khu bảo tồn Ol Pejeta tại Laikipia, Kenya để sinh sống tới những ngày cuối đời.
Năm 2017, Khu bảo tồn Ol Pejeta cùng với nhà phát triển ứng dụng Tinder và Ogilvy Châu Phi để thực hiện chiến dịch gây quỹ nhằm tái tạo lại loài tê giác này.
Tháng 3 năm 2018, mặc dù đã có nhiều liệu pháp chuyên sâu nhưng tình trạng trình trạng nhiễm trùng chân sau bên phải của Sudan đã rất nghiêm trọng.
Ngày 19 tháng 3 năm 2018, chú tê giác trắng đực cuối cùng đã không qua khỏi. Hiện tại, thế giới chỉ còn sót lại đúng 2 cá thể tê giác trắng, tất cả đều là giống cái và là đều là hậu duệ của Sudan.
Tê giác trắng phương Bắc cũng giống như các họ hàng của nó là những sinh vật khổng lồ ăn cỏ, nặng tới hơn 2 tấn. Loài tê giác này được phân biệt với tê giác trắng phương Nam bởi đôi tai có lông, và sừng phía trước ngắn hơn.
Theo Tổ chức Bảo vệ Tê giác Thế giới - Save the Rhino, vào cuối năm 1960, có khoảng 2.360 con tê giác trắng phương Bắc sinh sống ở các quốc gia, gồm: Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda.
Thế nhưng, nạn săn trộm đã đẩy loài vật này tới bờ tuyệt chủng.
Ở nhiều quốc gia, sừng tê giác được cho là nguyên liệu thuốc chữa bách bệnh, đồng thời còn là biểu tượng cho quyền lực mà rất nhiều nhân vật quyền thế muốn sở hữu.
Thế nên, những kẻ săn trộm dùng mọi cách giết hại những con tê giác chỉ để lấy chiếc sừng của chúng.