Grab và Uber 'chia sẻ' án phạt 9,5 triệu USD sau thương vụ sáp nhập tại Đông Nam Á
Ngày 24/9, Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore (CCCS) đã tuyên phạt 13 triệu SGD (tương đương 9,5 triệu USD) cho thương vụ sát nhập giữa 2 ông lớn cung cấp dịch vụ gọi xe là Uber và Grab. Hồi tháng 3, Grab đã thâu tóm 27,5% cổ phần kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á.
Theo công bố của Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Singapore, Grab sẽ bị phạt khoảng 6,4 triệu SGD, trong khi mức phạt dành cho Uber là 6,58 triệu SGD. Án phạt dựa trên Mục 54 của Luật Cạnh tranh Singapore, trong đó nêu rõ cấm các thương vụ sáp nhập làm giảm tính cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào.
Giám đốc Điều hành CCCS, Toh Han Li cho biết: “Các cuộc sáp nhập làm giảm đáng kể tính cạnh tranh và CCCS đã thực hiện phán quyết chống lại vụ sáp nhập Grab-Uber vì Grab đã loại bỏ được đối thủ lớn nhất, gây tổn hại cho tất cả tài xế và lái xe tại Singapore”. Ông Li nói thêm: “Các công ty có thể tiếp tục đổi mới trong thị trường này, thông qua các phương thức khác nhau hơn là sáp nhập nhằm mục đích độc quyền”.
Ngoài ra, CCCS chỉ đạo cả 2 công ty cung cấp dịch vụ gọi xe này phải giảm bớt tác động của thương vụ sáp nhập đối với lái xe và tài xế, đồng thời mở cửa thị trường và tạo “sân chơi” công bằng cho người mới. Các biện pháp bao gồm: Grab phải đảm bảo nền tảng gọi xe miễn phí, loại bỏ thỏa thuận độc quyền với bất kỳ đội taxi nào tại Singapore. Duy trì thuật toán định giá và phân chia tỷ lệ hoa hồng của Grab. Đồng thời yêu cầu Uber nhượng lại xe nằm trong Hệ thống thuê xe của Thành phố Lion (Lion City Rentals) cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh tiềm năng nào đưa ra đề nghị hợp lý.
Gia nhập thị trường cung cấp dịch vụ gọi xe sau Uber, nhưng Grab đã nhanh chóng mở rộng thị trường và lĩnh vực kinh doanh. Nhà đồng sáng lập Grab, Tan Hooi Ling tuyên bố công ty đang trên đà tăng vốn lên 3 tỷ SGD trong đợt kêu gọi đầu tư vào cuối năm nay. Grab đã sáp nhập với Uber tại thị trường Đông Nam Á hồi tháng 3 vừa qua và hiện Grab đang có mặt tại 8 quốc gia bao gồm Singapore, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Sau khi nhường sân cho Grab, Uber đã chấm dứt mọi hoạt động nghiên cứu thị trường, cũng như mối quan hệ đối tác với hãng taxi ComfortDelGro. CCCS nhấn mạnh rằng mặc dù đã đề xuất Grab duy trì giá cước và hoa hồng cho tài xế, nhưng ngược lại công ty lại tăng từ 10-15% cước phí.
Ủy ban cũng đưa ra thống kê cho thấy Grab giành được 80% thị trường gọi xe tại Singapore, các công ty nhỏ khác xuất hiện sau Uber chiếm thị phần không đáng kể. Cục Giao thông vận tải đường bộ của Singapore (LTA) cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ phán quyết do CSSS đưa ra: “Từng điểm trong phán quyết vi phạm phù hợp với khung pháp lý của LTA, nhằm duy trì tính cạnh tranh của ngành cung cấp dịch vụ gọi xe”.
Giám đốc điều hành Grab, Lim Kell Jay cho rằng chính taxi công nghệ mới là đối tượng đang gặp khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt với taxi truyền thống. Ảnh: StraitsTimes
Đại diện Grab tại Singapore đã đáp lại quyết định của CSSS bằng lời giải thích rằng họ không cố ý vi phạm luật cạnh tranh của quốc gia này. Giám đốc điều hành Lim Kell Jay thì cho rằng CCCS đã áp đặt định nghĩa thị trường rất hợp để đưa ra kết luận thương vụ sáp nhập giữa Uber và Grab làm giảm đáng kể tính cạnh tranh.
Ông Lim Kell Jay nói: “Hành khách được quyền tự do lựa chọn giữa taxi truyền thống và xe thuê riêng (qua dịch vụ Grab). Thực tế là thu nhập của tài xe thuê xe riêng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc cạnh tranh khốc liệt với taxi truyền thống”.
Ông Jay nói thêm rằng Grab tôn trọng phán quyết và vai trò của Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Singapore. Công ty sẽ tiếp tục đối thoại với các cơ quan chức năng để tạo ra sân chơi bình đẳng. Ngoài ra, Grab cam kết thiết lập mức cước phí hợp lý và không tăng tiếp tục tăng giá.
“Grab sẽ tiếp tục thuân thủ mô hình định giá trước đó, chính sách về giá và hoa hồng dành cho tài xế”. Ông Jay cam kết: “Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục gửi dữ liệu về giá cước hàng tuần để CCCS giám sát”.