Guadalcanal - trận đánh làm thay đổi cục diện mặt trận Thái Bình Dương

Đúng vào ngày này của 77 năm về trước, quân đội Mỹ đã tiến hành chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Guadalcanal mang tên mã Chiến dịch Watchtower, làm thay đổi cục diện mặt trận Thái Bình Dương.

Chiến dịch Guadalcanal bắt đầu từ ngày 7/8/1942 và kéo dài tới tận tháng 2 năm sau tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon. Nguồn ảnh: Warhistory.

Đây là một chiến dịch rất bất ngờ được Đồng minh vạch ra và tấn công vào phía Nhật Bản nhằm chiếm lại sân bay trên quần đảo này. Trong khuôn khổ của chiến dịch đánh chiếm Guadalcanal, một loạt các trận đánh quy mô cực kỳ lớn đã được diễn ra. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cụ thể, đã có tới ba chiến dịch quy mô lớn trên bộ do Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ tham gia cùng với năm trận hải chiến quy mô lớn bậc nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trong chiến dịch quân sự này, quân đội Mỹ đã tham gia với sự giúp sức của quân đội Australia, quân đội New Zealand, quân đội Anh cùng với lực lượng lính tới từ đảo quốc Fiji. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tổng quân số của phía Đồng minh tham gia chiến dịch này lên tới 60.000 người. Ở chiều hướng ngược lại, quân đội Nhật chỉ có 36.200 quân thường trú ở khu vực này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Phía Mỹ có ưu thế tuyệt đối ngay kể từ khi chiến dịch bắt đầu với lợi thế bất ngờ, khả năng hiệp đồng tác chiến vượt trội so với quân Nhật và còn có quân số áp đảo cả ở trên bờ lẫn ở trong các trận hải chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.

Với khả năng hiệp đồng tốt, quân đội Mỹ đã đánh bại hoàn toàn Hải quân Nhật Bản sau chiến dịch này bất chấp lực lượng tàu chiến của Nhật là đông hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tới cuối năm 1942, về cơ bản là cục diện chiến trường trong chiến dịch Guadalcanal đã nghiêng hẳn về phía Đồng minh và Nhật mất hoàn toàn khả năng lật ngược thế cờ. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cũng từ chiến dịch này, quân Mỹ bắt đầu áp đảo Hải quân Nhật trên Thái Bình Dương, bắt đầu bước vào giai đoạn phản công, giải phóng các vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng ở châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cũng kể từ sau chiến dịch thất bại này, quân Nhật không còn khả năng phòng thủ trên vùng biển Thái Bình Dương, lãnh thổ Nhật không còn được mở rộng mà thay vào đó là bị thu hẹp dần cho tới khi cửa ngõ vào nội địa Nhật Bản mở toang cho Không quân Mỹ một năm sau đó. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tổng kết chiến dịch, phía Đồng minh và Mỹ có 7100 lính thiệt mạng, khoảng 8000 lính bị thương, mất 29 tàu chiến trong đó có một tàu sân bay cùng với 615 máy bay. Phía Nhạt có thiệt hại về người lớn khủng khiếp, lên tới 19.200 người cùng với 38 tàu chiến bị đánh đắm cùng với 683 chiến đấu cơ bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mời độc giả xem Video: Những trận hải chiến nảy lửa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/guadalcanal-tran-danh-lam-thay-doi-cuc-dien-mat-tran-thai-binh-duong-1261673.html