Hà Lan cho phép Ukraine sử dụng tiêm kích F-16 ở Nga

Hà Lan không phản đối việc Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do quốc gia này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga như một biện pháp tự vệ.

“Không có giới hạn sử dụng vũ khí đối với quyền tự vệ”, Ngoại trưởng Hà Lan Hanke Bruins Slot bình luận không lâu sau khi Đan Mạch tuyên bố Ukraine có thể sử dụng tiêm kích F-16 của quốc gia này để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Copenhagen đánh giá điều này “phù hợp với quy tắc”.

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết, Amsterdam có kế hoạch bắt đầu chuyển giao tiêm kích F-16 cho Kiev vào mùa thu năm nay. Trong động thái tương tự, Đan Mạch cũng đã cung cấp loại máy bay chiến đấu này cho Ukraine ở mùa hè năm nay.

Ukraine có thể sử dụng tiêm kích F-16 của Hà Lan để tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga. Ảnh: Getty Images

Ukraine có thể sử dụng tiêm kích F-16 của Hà Lan để tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga. Ảnh: Getty Images

Hà Lan cam kết cung cấp 24 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất cho Ukraine khi Kiev tìm cách củng cố lực lượng không quân. Đan Mạch, Na Uy và Bỉ cũng cam kết chuyển hàng chục tiêm kích F-16 cho quốc gia Đông Âu.

Romani đang cân nhắc trang bị cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot để chống lại các cuộc tấn công của Nga. Tổng thống Klaus Iohannis tuyên bố, quyết định này cần phải nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng Quốc phòng Tối cao (SCND) - cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động quốc phòng và an ninh, theo Kyiv Independent, ngày 2-6.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot có thể giúp Ukraine tăng cường năng lực phòng không. Ảnh: Getty Images

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot có thể giúp Ukraine tăng cường năng lực phòng không. Ảnh: Getty Images

Về đề xuất kể trên, Thủ tướng Marcel Ciolacu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận với các chuyên gia và ra quyết định thông qua các kênh phù hợp vì kế hoạch này ảnh hưởng đến quốc phòng của Romani, cũng như mối quan hệ với các đồng minh thuộc Hiệp ước Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Năm 2017, Romani đã ký thỏa thuận mua 7 hệ thống phòng không Patriot từ Mỹ, với tổng trị giá 3,9 tỷ USD. Tính đến năm 2024, quốc gia này mới chỉ đưa vào hoạt động duy nhất một hệ thống.

Trong nỗ lực tăng cường khả năng chống lại những cuộc không kích ngày càng gia tăng của Nga, bao gồm tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị phương Tây viện trợ 25 hệ thống phòng không Patriot.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, các đối tác đều nhận thức được nhu cầu của Kiev về hệ thống phòng không và các thiết bị tương tự Patriot cũng có thể có hiệu quả trước các cuộc tấn công của Nga.

Hãng thông tấn Tass thông tin, Chính phủ Hungary muốn ngăn chặn nguy cơ nổ ra xung đột giữa châu Âu và Nga, trong bối cảnh những động thái gần đây của Liên minh châu Âu (EU) và NATO có thể khiến xung đột Ukraine lan rộng. Theo kế hoạch, Hungary sẽ bỏ phiếu cho những bên ủng hộ hòa bình tại cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra từ ngày 6 đến 9-6.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/ha-lan-cho-phep-ukraine-su-dung-tiem-kich-f-16-o-nga-668133.html