Hà Lan có thể đối mặt với mực nước biển dâng cao kỉ lục
Các chuyên gia khí hậu Hà Lan cảnh báo, vùng trũng thấp của Hà Lan có thể đối mặt với mực nước biển dâng cao hơn dự báo trước đó, đi cùng với đó là những hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan, được biết đến với tên viết tắt KNMI của Hà Lan, đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng trong một bản báo cáo mới dựa trên nghiên cứu của chính họ và một báo cáo do Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc đưa ra vào tháng 8.
Báo cáo của Hà Lan được trình bày chưa đầy một tuần trước khi hội nghị khí hậu hàng năm của LHQ khai mạc tại Glasgow, Scotland, từ ngày 31/10 đến ngày 11/11. Sự kiện 12, được gọi là COP26, được nhiều người coi là một cơ hội quan trọng và thậm chí cốt yếu để thực hiện các cam kết cụ thể của Chính phủ nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
“Nó có thể không phải là việc đọc vui vẻ, nhưng đó là việc đọc cần thiết”, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Nước Hà Lan Steven Weyenberg nói, “Nói về biến đổi khí hậu như một việc mà chúng ta làm cho con cái chúng ta để đánh giá tính cấp thiết".
KNMI cho biết nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được giảm bớt, mực nước biển dọc theo bờ biển dài của Hà Lan có thể tăng 1,2 mét (gần 4 feet) vào năm 2100. Trước đó, con số cảnh báo được Viện này đưa ra năm 2014 là 1 mét.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng khẳng định, nếu sự tan chảy của chỏm băng ở Nam Cực tăng tốc, thì mực nước biển có thể tăng 2 mét vào năm 2100.
Mực nước biển có thể dâng cao hơn những cảnh báo trước đó tại Hà Lan.
Không chỉ mực nước biển tăng, những cơn bão lớn vào mùa hè và hạn hán, với mực nước sông dự kiến sẽ thấp hơn vào mùa hè sẽ ngày càng nhiều hơn và trầm trọng hơn.
Hà Lan nằm ở vùng trũng thấp được bảo vệ bởi hàng nghìn km đê dọc theo các con sông và bờ biển Bắc của nó. Quốc gia này cũng có Quỹ Châu thổ quốc gia nhằm đầu tư hàng trăm triệu mỗi năm cho việc cải tạo và bảo trì hệ thống đê này.
Trong suốt mùa hè, lượng mưa xối xả đã gây ra lũ lụt trên diện rộng ở tỉnh Limburg, miền Nam nước này. Trận bão lớn mùa hè tương tự đã khiến hàng chục người chết ở các nước láng giềng Đức và Bỉ.
"Thích ứng với thời tiết khắc nghiệt và dự đoán mực nước biển dâng phải là ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới", ông Rogier van der Sande, Chủ tịch Liên minh các Ban nước Hà Lan, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
Bốn bên hiện đang đàm phán để thành lập liên minh cầm quyền tiếp theo của Hà Lan, với các biện pháp khí hậu là một trong những chủ đề mà họ đang thảo luận.
Weyenberg cho biết rõ ràng là phải làm nhiều việc hơn nữa: “Khủng hoảng khí hậu ở đây. Đó là mã màu đỏ, và tất cả chúng ta phải hành động”.