Hạ Long kêu gọi doanh nghiệp đầu tư tôn tạo núi Bài Thơ

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã xây dựng phương án tu bổ, tôn tạo để điểm di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ trở thành điểm tham quan du lịch nổi bật của địa phương.

Các công trình trên núi Bài Thơ đang xuống cấp

Khu di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1140-QĐ/BT ngày 31/8/1992 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Khu di tích bao gồm: Bia khắc trên núi, Chùa Long Tiên, Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn.

Hiện nay, các công trình trên núi Bài Thơ đang bị xuống cấp, gây ra những hình ảnh mất thẩm mỹ, tính thiêng liêng của lịch sử, mất an toàn cho du khách và ảnh hưởng đến cảnh quan chung của núi Bài Thơ như lối đi nhỏ hẹp, phải đi qua cửa nhà các hộ dân; một số điểm lên núi khó đi, là đường mòn hoặc đá, không có lan can gây mất an toàn; hệ thống điện, nước không có; nhiều công trình được phục dựng giờ đã hoang tàn… Do đó, từ năm 2017, Ủy ban nhân dân phường Hồng Gai đã tạm thời đóng cửa núi Bài Thơ.

Núi Bài Thơ nhìn từ vịnh Hạ Long. Núi Bài Thơ nằm giữa trung tâm Hạ Long, được ví là “ngọn núi thi ca” bởi có 12 bài thơ được khắc trên vách núi, trong đó có thơ của vua Lê Thánh Tông được khắc năm 1468 và của chúa Trịnh Cương được khắc năm 1729. Ảnh: Wikipedia/visithalongbay

Tôn tạo núi Bài Thơ trở thành trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, trải nghiệm

Theo Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long, cụm di tích núi Bài Thơ cần được xây dựng để trở thành trung tâm du lịch vùng phía Đông thành phố, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh, trải nghiệm.

Dự kiến, các hạng mục sẽ được tôn tạo gồm lối vào di tích, nhà ban quản lý di tích, miếu thờ chị Nguyễn Thị Lạt, nhà cơ vụ tổng đài, hang sơ trú ẩn, sơ tán tổ chỉ huy, nhà công vụ, chòi nghỉ chân, lối lên di tích, đỉnh núi Bài Thơ.

Triển khai những hạng mục trên, thành phố sẽ sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư tu bổ, tôn tạo.

Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long nhấn mạnh, việc tu bổ, cải tạo vẫn phải giữ vững nguyên trạng của khu di tích; những tác động vào di tích (nếu có) phải theo đúng quy định; xác định rõ những khu vực đóng vai trò là điểm lõi, là khu vực trung tâm gắn với phát triển kinh tế ban đêm; phải tính toán đến quyền lợi của người dân đang sinh sống ở những khu vực lân cận…

Đặc biệt, tất cả các phương án phải đảm bảo khách du lịch và người dân được hưởng thụ, được thưởng ngoạn các giá trị độc đáo và hấp dẫn của thành phố Hạ Long gắn với phát huy các giá trị về văn hóa, tự nhiên của vùng phía Đông thành phố.

Núi Bài Thơ sau khi được trùng tu, tôn tạo sẽ giao doanh nghiệp quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích và được khai thác một số dịch vụ trên núi (bán đồ uống, đồ lưu niệm), nghiên cứu việc bán vé tham quan theo quy định.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long cũng lên phương án xây dựng các tour du lịch kết nối núi Bài Thơ với các điểm tham quan giàu tiềm năng khác như: Chùa Long Tiên, Khu văn hóa núi Bài Thơ, Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, nhà tù giam chính trị, nhà chờ phà, cụm Ba Đèo, nhà thờ Hòn Gai, Chợ Hạ Long I.

Đỉnh núi Bài Thơ là địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh thành phố và Vịnh Hạ Long. Ảnh: Thangnguyenqn

Đỉnh núi Bài Thơ là địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh thành phố và Vịnh Hạ Long. Ảnh: Thangnguyenqn

Toàn cảnh Vịnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ. Ảnh: Google Maps/visithalongbay/wyndhamhalong

Núi Bài Thơ là biểu tượng của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Các công trình tín ngưỡng tâm linh trong cụm di tích núi Bài Thơ mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm bái, nhất là trong đêm giao thừa và những ngày đầu xuân năm mới.

Núi Bài Thơ là biểu tượng của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Các công trình tín ngưỡng tâm linh trong cụm di tích núi Bài Thơ mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm bái, nhất là trong đêm giao thừa và những ngày đầu xuân năm mới.

Đường lên đỉnh núi Bài Thơ. Là nơi gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trong của người dân thành phố Hạ Long, núi Bài Thơ mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ. Ảnh: IT

Đường lên đỉnh núi Bài Thơ. Là nơi gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trong của người dân thành phố Hạ Long, núi Bài Thơ mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ. Ảnh: IT

Lịch sử núi Bài Thơ được viết nên trong công cuộc dựng nước, giữ nước, gắn với giai thoại đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào năm 1228. Tấm bia đá lịch sử trên đỉnh núi Bài Thơ ghi rõ: "Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến. Khi có giặc thì đốt lửa báo tin về kinh đô. Dân gian gọi là núi Dọi Đèn" (tên chữ là Truyền Đăng). Ảnh: IT

Lịch sử núi Bài Thơ được viết nên trong công cuộc dựng nước, giữ nước, gắn với giai thoại đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào năm 1228. Tấm bia đá lịch sử trên đỉnh núi Bài Thơ ghi rõ: "Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến. Khi có giặc thì đốt lửa báo tin về kinh đô. Dân gian gọi là núi Dọi Đèn" (tên chữ là Truyền Đăng). Ảnh: IT

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông khắc trên vách núi. Năm 1468, vua Lê Thánh Tông dẫn quân đi tuần vùng biển An Bang và đóng quân ở chân núi Truyền Đăng. Xúc cảm trước cảnh đẹp nơi đây, ông đã làm một bài thơ và cho khắc vào phía Nam của vách núi Truyền Đăng, từ đó núi có tên Đề Thơ và sau gọi là núi Bài Thơ. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông khắc trên vách núi. Năm 1468, vua Lê Thánh Tông dẫn quân đi tuần vùng biển An Bang và đóng quân ở chân núi Truyền Đăng. Xúc cảm trước cảnh đẹp nơi đây, ông đã làm một bài thơ và cho khắc vào phía Nam của vách núi Truyền Đăng, từ đó núi có tên Đề Thơ và sau gọi là núi Bài Thơ. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Bài thơ của chúa Trịnh Cương, khắc trên vách núi. Năm 1729, trong một chuyến đi kinh lý qua vịnh Hạ Long, chúa Trịnh Cương đã làm một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông và cho khắc vào phía bên trái: “Nay gặp buổi thái bình, thích nhân muôn việc dư nhàn nên cũng đi chơi làm phép, ta cưỡi binh thuyền ra tới bể đông trông thấy núi non như vẽ, bể lặng sóng trong. Quân thủy bộ đều mạnh mẽ như hổ, vang lừng như sấm, tinh thần ta khi ấy muốn sinh hứng thú bèn thuật theo vần thơ đề vách đá trước, làm ra bài thất ngôn lưu đề vách đá”. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Bài thơ của chúa Trịnh Cương, khắc trên vách núi. Năm 1729, trong một chuyến đi kinh lý qua vịnh Hạ Long, chúa Trịnh Cương đã làm một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông và cho khắc vào phía bên trái: “Nay gặp buổi thái bình, thích nhân muôn việc dư nhàn nên cũng đi chơi làm phép, ta cưỡi binh thuyền ra tới bể đông trông thấy núi non như vẽ, bể lặng sóng trong. Quân thủy bộ đều mạnh mẽ như hổ, vang lừng như sấm, tinh thần ta khi ấy muốn sinh hứng thú bèn thuật theo vần thơ đề vách đá trước, làm ra bài thất ngôn lưu đề vách đá”. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Ở phía Bắc chân núi Bài Thơ có chùa Long Tiên, tuy xây dựng vào năm 1941, cuối thời Nguyễn. Chùa Long Tiên thờ các vị an thần và các tướng thời Trần có đóng góp lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ảnh: IT

Ở phía Bắc chân núi Bài Thơ có chùa Long Tiên, tuy xây dựng vào năm 1941, cuối thời Nguyễn. Chùa Long Tiên thờ các vị an thần và các tướng thời Trần có đóng góp lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ảnh: IT

Trong chiến tranh chống Mỹ, chùa Long Tiên là nơi tập trung, lưu giữ tượng của các đền chùa khác chuyển về nên ngoài cung thờ Phật, cung thờ Mẫu, chùa Long Tiên còn có cung thờ Trần Triều thờ Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh của nhà Trần như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa… Ảnh: IT

Trong chiến tranh chống Mỹ, chùa Long Tiên là nơi tập trung, lưu giữ tượng của các đền chùa khác chuyển về nên ngoài cung thờ Phật, cung thờ Mẫu, chùa Long Tiên còn có cung thờ Trần Triều thờ Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh của nhà Trần như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa… Ảnh: IT

Ở sườn phía Tây núi Bài Thơ có đền Đức Ông thờ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, cháu ruột vua Trần Thái Tông. Năm 1282, Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn kết hôn với công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Ông là vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, một người con tận hiếu, bề tôi tận trung. Ảnh: Báo Quảng Ninh/halongtourism

HN

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/ha-long-keu-goi-doanh-nghiep-dau-tu-ton-tao-nui-bai-tho-179230216151155029.htm