Hà Nội: Cần ngăn chặn ngay tình trạng vẽ bậy, 'bôi bẩn' đô thị

Theo ghi nhận, dọc các tuyến đường đường Vành đai 2, Yên Phụ, Âu Cơ... ngày càng xuất hiện nhiều các hình vẽ đường phố trái phép, gây mất mĩ quan đô thị...

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, thời gian qua, dọc tuyến đường Bưởi (chân đường Vành đai 2 hướng từ Võ Chí Công đi đường Láng), đường Âu Cơ, Hàm Nghi, Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện dày đặc các hình vẽ bậy khiến nhiều người dân Hà Nội vô cùng bức xúc, gây mất mỹ quan đô thị.

Được biết, các hình vẽ này được thực hiện theo phong cách graffiti (tranh phun sơn lên tường). Đáng chú ý, hành vi này thực hiện vào ban đêm và diễn ra rất nhanh nên khó bị phát hiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: "Hành vi vẽ bậy lên những tài sản này là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị và tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm. Ở mức độ nhẹ, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7, Điều 15 hoặc Điều 21 Nghị định 144/2021 có thể phạt tiền 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng hơn, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt có thể lên đến 20 năm tù (gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên). Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng".

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận:

Thời gian qua, dọc tuyến đường Bưởi (chân đường Vành đai 2 hướng từ Võ Chí Công đi đường Láng) xuất hiện dày đặc các hình vẽ

Thời gian qua, dọc tuyến đường Bưởi (chân đường Vành đai 2 hướng từ Võ Chí Công đi đường Láng) xuất hiện dày đặc các hình vẽ

Anh Phạm Quang Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Ngày nào tôi cũng di chuyển qua quãng đường này để đi làm. Luôn phải chứng kiến các hình vẽ lớn dài hàng chục mét, nối liền từ đầu đến cuối tuyến đường và bôi bẩn các bức tường vốn được sơn sạch trước đó trông rất nhếch nhác và mất thẩm mỹ".

Anh Phạm Quang Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Ngày nào tôi cũng di chuyển qua quãng đường này để đi làm. Luôn phải chứng kiến các hình vẽ lớn dài hàng chục mét, nối liền từ đầu đến cuối tuyến đường và bôi bẩn các bức tường vốn được sơn sạch trước đó trông rất nhếch nhác và mất thẩm mỹ".

Các hình vẽ này được thực hiện theo phong cách graffiti (tranh phun sơn lên tường).

Các hình vẽ này được thực hiện theo phong cách graffiti (tranh phun sơn lên tường).

Nhiều người dân cũng cho biết, do bị vẽ vào ban đêm nên không phát hiện ai làm việc này.

Nhiều người dân cũng cho biết, do bị vẽ vào ban đêm nên không phát hiện ai làm việc này.

Việc xóa bỏ hình vẽ mất công và tốn kém. Trong khi đó việc bắt quả tang và xử lý ngay không dễ.

Việc xóa bỏ hình vẽ mất công và tốn kém. Trong khi đó việc bắt quả tang và xử lý ngay không dễ.

Để đối phó với việc bôi bẩn bằng graffiti, bên cạnh camera an ninh, sự tuần tra, kiểm tra thường xuyên của lực lượng chức năng còn cần sự tích cực, trách nhiệm chung của người dân sống quanh khu vực.

Để đối phó với việc bôi bẩn bằng graffiti, bên cạnh camera an ninh, sự tuần tra, kiểm tra thường xuyên của lực lượng chức năng còn cần sự tích cực, trách nhiệm chung của người dân sống quanh khu vực.

Mặc dù hoàn toàn có cơ sở pháp lý để xử lý hành vi vẽ bậy từ phạt hành chính đến hình sự. Tuy nhiên hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với người vẽ bậy.

Mặc dù hoàn toàn có cơ sở pháp lý để xử lý hành vi vẽ bậy từ phạt hành chính đến hình sự. Tuy nhiên hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với người vẽ bậy.

Nhiều hình vẽ cũ chưa kịp phai màu thì đã có nhiều hình khác chồng chéo đè lên.

Nhiều hình vẽ cũ chưa kịp phai màu thì đã có nhiều hình khác chồng chéo đè lên.

Không chỉ dọc tuyến đường Vành đai 2, nhiều bức tường trống, cửa cuốn nhà dân, trạm điện cho đến các công trình xây dựng trên một số tuyến phố như Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ… cũng bị bôi vẽ trái phép làm mất mỹ quan đô thị và gây thiệt hại cho người dân.

Không chỉ dọc tuyến đường Vành đai 2, nhiều bức tường trống, cửa cuốn nhà dân, trạm điện cho đến các công trình xây dựng trên một số tuyến phố như Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ… cũng bị bôi vẽ trái phép làm mất mỹ quan đô thị và gây thiệt hại cho người dân.

Anh Nguyễn Trung Tuấn (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Tôi mới làm cửa cuốn nhà mình để cho thuê thì chỉ qua một đêm, cửa cuốn đã bị sơn, vẽ chằng chịt. Người thuê nhìn vào ngao ngán, lắc đầu bỏ đi. Thời gian đầu cũng chịu khó đi mua đồ dùng tẩy rửa về, những cứ sạch sẽ được vài ngày thì tình trạng bị vẽ bậy lên cửa cuốn lại xuất hiện”.

Anh Nguyễn Trung Tuấn (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Tôi mới làm cửa cuốn nhà mình để cho thuê thì chỉ qua một đêm, cửa cuốn đã bị sơn, vẽ chằng chịt. Người thuê nhìn vào ngao ngán, lắc đầu bỏ đi. Thời gian đầu cũng chịu khó đi mua đồ dùng tẩy rửa về, những cứ sạch sẽ được vài ngày thì tình trạng bị vẽ bậy lên cửa cuốn lại xuất hiện”.

Các hình vẽ đủ kích thước, từ to kín cả mảng tường đến nhỏ cỡ bàn tay người với nhiều hình thù kỳ lạ, nhếch nhác với các màu xanh, đỏ, đen, trắng...

Các hình vẽ đủ kích thước, từ to kín cả mảng tường đến nhỏ cỡ bàn tay người với nhiều hình thù kỳ lạ, nhếch nhác với các màu xanh, đỏ, đen, trắng...

Theo Nghị định 144, người vi phạm còn có thể bị cấu thành tội Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự.

Theo Nghị định 144, người vi phạm còn có thể bị cấu thành tội Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: "Hành vi vẽ bậy lên những tài sản này là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị và tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm. Ở mức độ nhẹ, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7, Điều 15 hoặc Điều 21 Nghị định 144/2021 có thể phạt tiền 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng hơn, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt có thể lên đến 20 năm tù (gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên). Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng".

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: "Hành vi vẽ bậy lên những tài sản này là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị và tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm. Ở mức độ nhẹ, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7, Điều 15 hoặc Điều 21 Nghị định 144/2021 có thể phạt tiền 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng hơn, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt có thể lên đến 20 năm tù (gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên). Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng".

Dọc tuyến phố Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

Dọc tuyến phố Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

Thái Mạnh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ha-noi-can-ngan-chan-ngay-tinh-trang-ve-bay-boi-ban-do-thi-339437.html