Hà Nội: Độc đáo lễ hội rước 'vua, chúa' sống tại hội đền Sái

Ngày 20/2 (11 tháng Giêng), tại hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) nghi thức rước 'vua, chúa' sống, lễ hội đã thu hút đông đảo người dân tham gia.

Lễ hội Đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Tương truyền theo dân gian kể rằng trong suốt quá trình nhà vua xây thành, cứ đều đặn ngày đắp đêm lại bị đổ nên mãi mà thành vẫn chưa thể xây xong. Việc này là do yêu ma Bạch Kê Tinh phá hoại. Nhà vua vốn không biết làm thế nào để tiêu diệt yêu tinh, bèn lập đài cầu khẩn thần linh. Lúc này, Huyền Thiên Chấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng để việc xây thành có thể được hoàn thành.

Lễ hội Đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Tương truyền theo dân gian kể rằng trong suốt quá trình nhà vua xây thành, cứ đều đặn ngày đắp đêm lại bị đổ nên mãi mà thành vẫn chưa thể xây xong. Việc này là do yêu ma Bạch Kê Tinh phá hoại. Nhà vua vốn không biết làm thế nào để tiêu diệt yêu tinh, bèn lập đài cầu khẩn thần linh. Lúc này, Huyền Thiên Chấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng để việc xây thành có thể được hoàn thành.

Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Chấn Vũ, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu ngày nay là Đền Sái.

Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Chấn Vũ, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu ngày nay là Đền Sái.

Hàng năm, vào ngày 11 tháng Giêng, Lễ hội Đền Sái lại được người dân làng Thụy Lôi tổ chức long trọng.

Hàng năm, vào ngày 11 tháng Giêng, Lễ hội Đền Sái lại được người dân làng Thụy Lôi tổ chức long trọng.

Nghi thức rước 'vua, chúa' sống, lễ hội đã thu hút lượng lớn người tham gia trẩy hội.

Nghi thức rước 'vua, chúa' sống, lễ hội đã thu hút lượng lớn người tham gia trẩy hội.

Người vinh dự được vào vai vua năm nay là ông Trần Tiến Tĩnh (72 tuổi).

Người vinh dự được vào vai vua năm nay là ông Trần Tiến Tĩnh (72 tuổi).

Việc được chọn làm vua được bà con trong làng tuyển chọn kỹ càng (với các tiêu chí con cháu hạnh phúc, đầy đủ nội ngoại và gia đình văn hóa).

Việc được chọn làm vua được bà con trong làng tuyển chọn kỹ càng (với các tiêu chí con cháu hạnh phúc, đầy đủ nội ngoại và gia đình văn hóa).

Người vào vai chúa là ông Lê Vĩnh Lô (75 tuổi) được vẽ mặt đỏ để dễ phân biệt so với "vua".

Người vào vai chúa là ông Lê Vĩnh Lô (75 tuổi) được vẽ mặt đỏ để dễ phân biệt so với "vua".

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng 4 vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng 4 vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ.

Sau buổi sáng tổ chức lễ rước từ đình làng ra đền Sái. 13h chiều, "vua, chúa" đi bộ ra đền Thượng để chuẩn bị cho lễ rước lần thứ hai trở lại đình.

Sau buổi sáng tổ chức lễ rước từ đình làng ra đền Sái. 13h chiều, "vua, chúa" đi bộ ra đền Thượng để chuẩn bị cho lễ rước lần thứ hai trở lại đình.

Trước khi vào lễ rước, "chúa" ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng.

Trước khi vào lễ rước, "chúa" ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng.

Trong lễ rước, kiệu chúa sẽ đi đầu tiên, khoảng 15 người vừa khênh vừa tung hô khí thế hừng hực.

Trong lễ rước, kiệu chúa sẽ đi đầu tiên, khoảng 15 người vừa khênh vừa tung hô khí thế hừng hực.

Lê Khánh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ha-noi-doc-dao-le-hoi-ruoc-vua-chua-song-tai-hoi-den-sai-10273544.html