Hà Nội: Khẩu trang y tế vương vãi khắp đường phố, công nhân môi trường vất vả thu dọn

Dù có những điểm thu gom, xử lý rác thải nhưng một số người vẫn vứt bừa bãi khẩu trang y tế đã sử dụng trên các tuyến phố Hà Nội.

Trước lo ngại dịch bệnh virus corona chủng mới (nCoV) lây lan, người dân khắp nơi đặc biệt là ở thành phố lớn như Hà Nội đổ xô đi mua khẩu trang y tế phòng bệnh.

Với khẩu trang y tế, đeo thì dễ nhưng thu gom thế nào để tránh các nguy cơ tiếp theo chưa được nhiều người quan tâm. Bởi thực tế trên các tuyến phố của Hà Nội, dễ dàng bắt gặp cảnh người dân tiện đâu vứt đó. Còn tại các khu dân cư, người dân sau khi sử dụng khẩu trang thường ném luôn vào thùng rác chung của gia đình.

Tại các tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi (Thanh Xuân); phố Cầu Dậu (Linh Đàm, Hoàng Mai); phố Thái Hà (Đống Đa); phố Thành Công (Ba Đình) không khó để bắt gặp hình ảnh khẩu trang y tế nằm la liệt dọc ven đường.

Tại các tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi (Thanh Xuân); phố Cầu Dậu (Linh Đàm, Hoàng Mai); phố Thái Hà (Đống Đa); phố Thành Công (Ba Đình) không khó để bắt gặp hình ảnh khẩu trang y tế nằm la liệt dọc ven đường.

Sáng 4/2, trên đường Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, chúng tôi gặp chị Phạm Hằng (công nhân chi nhánh Urenco 4, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) đang oằn mình đẩy chiếc xe mà rác cao quá đầu người.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Hằng cho biết do đặc thù công việc là dọn sạch rác để đảm bảo đường phố sạch đẹp nên ngày nào bất kể trời nắng hay mưa chị và các đồng nghiệp cũng phải bám sát đầu đường, xó chợ để làm vệ sinh.

Công nhân ngành vệ sinh môi trường thêm vất vả do người dân bứt bỏ khẩu trang y tế không đúng nơi quy định.

Công nhân ngành vệ sinh môi trường thêm vất vả do người dân bứt bỏ khẩu trang y tế không đúng nơi quy định.

Chứng kiến cảnh khẩu trang y tế dùng để chống dịch nCoV bị vứt bỏ vương vãi dưới lòng đường, vỉa hè, thậm chí là nắp cống ngầm trên nhiều tuyến phố, chị Hằng chia sẻ: "Chúng tôi mong rằng mỗi người dân đều có ý thức giữ môi trường sạch sẽ cũng như nâng cao phòng tránh dịch bệnh nCoV. Tuy nhiên mọi người cũng cần vứt bỏ khẩu trang y tế đúng nơi, đúng quy định. Có nhiều người ý thức chưa tốt, chúng tôi vừa gom xong đã thấy họ tiện tay vứt ngay khẩu trang y tế xuống đường. Lúc này, chúng tôi khó đẩy xe quay lại bởi vướng con lươn phân luồng giao thông và xe rác quá nặng".

Dù có những điểm thu gom, xử lý rác thải nhưng khẩu trang y tế vẫn bị vứt bừa bãi quanh các điểm tập kết rác.

Dù có những điểm thu gom, xử lý rác thải nhưng khẩu trang y tế vẫn bị vứt bừa bãi quanh các điểm tập kết rác.

Theo các chuyên gia y tế, dùng khẩu trang y tế để phòng chống và ngăn ngừa dịch viêm phổi do vi rút corona là điều cần thiết, nhưng người dân cần có cách sử dụng hợp vệ sinh, không nên vứt khẩu trang sau khi sử dụng bừa bãi tại nơi làm việc, gia đình hay nơi công cộng, bởi đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh.

Khẩu trang y tế bị vứt bỏ trên khắp vỉa hè, góc tường mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Khẩu trang y tế bị vứt bỏ trên khắp vỉa hè, góc tường mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đặc biệt, mọi người nên chú ý đến việc đeo và tháo khẩu trang đúng cách để đảm bảo vệ sinh. Cụ thể, khẩu trang thường có ba lớp là lớp chống thấm bên ngoài, lớp giữa là màng lọc, và lớp trong cùng giữ ẩm. Đeo khẩu trang quay lớp chống thấm nước ra ngoài, lớp giữ ẩm vào trong và đeo qua mũi, chỉ dùng một lần. Khi tháo khẩu trang, tháo từ dây đeo, bỏ riêng vào túi nilong và cho thẳng vào thùng rác, không được chạm tay vào lớp thấm nước; một số người vò khẩu trang, hay cho vào túi là không đúng.

Khẩu trang y tế bị một số người dân ý thức kém “tiện tay” vứt xuống bất cứ ở đâu khiến công nhân môi trường gặp khó khăn trong việc tập kết, xử lý rác thải.

Khẩu trang y tế bị một số người dân ý thức kém “tiện tay” vứt xuống bất cứ ở đâu khiến công nhân môi trường gặp khó khăn trong việc tập kết, xử lý rác thải.

Trong những trường hợp khu vực có dịch thì cần thông báo cho những cán bộ làm khâu xử lý môi trường, những khẩu trang dùng một lần cần phải thu gom vào một túi riêng để xử lý, phải được bọc kín vào không để lây lan ra xung quanh.

Các bệnh nhân khác nhiễm virus corona ở Việt Nam:

- Ngày 23/1: Xác nhận 2 người nhiễm nCoV, gồm:

Bệnh nhân Li Ding, 66 tuổi, đến từ Vũ Xương, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM ngày 22/1. Điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Âm tính lần 1, đang chờ kết quả xét nghiệm lần 2.

Li Zichao, 28 tuổi, con của ông Li Ding, sinh sống và làm việc tại Long An, nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM ngày 22/1. Người này được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, xét nghiệm 4 lần âm tính với nCoV, đã khỏi bệnh và xuất viện sáng 4/2.

- Ngày 30/1: Xác nhận 3 người dương tính nCoV, gồm:

N.T.T.T., 25 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, công nhân Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán. Bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV ngày 31/1, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, hiện đã khỏi bệnh.

P.V.C., 29 tuổi, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, khởi phát bệnh ngày 21/1, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 26/1. Kết quả nhiễm virus corona dương tính ngày 30/1, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

N.T.D., nữ, 23 tuổi, địa chỉ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 25/1, người này khởi phát bệnh tại nhà, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 27/1. Kết quả nhiễm virus corona dương tính ngày 30/1.

- Ngày 31/1: Xác nhận 1 ca dương tính nCoV:

L.T.T.H., 25 tuổi, thường trú tại xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, lễ tân tại khách sạn tại Nha Trang. Bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV ngày 31/1, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa. Đã khỏi bệnh và ra viện chiều 4/2.

- Ngày 2/2: Xác nhận 1 ca dương tính nCoV:

Ông T.H.K., sinh năm 1947, quốc tịch Mỹ. Ngày 14/1, bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern, quá cảnh tại sân bay Vũ Hán 2 tiếng trước khi về Việt Nam. Người này phát bệnh ngày 26/1, vào viện ngày 31/1, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

- Ngày 3/2: Xác nhận 1 ca dương tính nCoV thứ 8

V.H.L, nữ, 29 tuổi, ngụ tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản, được cử sang Vũ Hán Trung Quốc tập huấn, xác định dương tính với virus corona vào ngày 3/2. Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

- Ngày 4/2: Xác nhận 2 ca dương tính nCoV:

Nam công nhân tên T.C.P, 30 tuổi, ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và đang trong tình trạng ổn định.

Bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 10 ở Việt Nam là bà P. T.B., nữ, 42 tuổi, nghề nghiệp: công nhân, địa chỉ: xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bà có đến nhà bệnh nhân N.T.D - người được xác định mắc nCoV.

Chuyên đề: DỊCH CÚM CORONA (nCoV): CẬP NHẬT LIÊN TỤC TẠI ĐÂY

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-khau-trang-y-te-vuong-vai-khap-duong-pho-cong-nhan-moi-truong-vat-va-thu-don-20200204164500298.htm