Ghi nhận của phóng viên, tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội chỉ số ô nhiễm ở mức tím như ngã tư Lò Đúc, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hồ Tây (quận Tây Hồ)...
Hơn 8h sáng nay, tại nút giao Trần Khát Chân-Lò Đúc trời mờ mịt, chỉ số ô nhiễm có hại cho sức khỏe nằm trong top đầu xếp hạng ô nhiễm.
Đường Trần Khát Chân hướng ra Nguyễn Khoái dù là ngày Chủ Nhật dòng phương tiện không đông nhưng độ ẩm cao thiếu ánh sáng hình thành sương mù và không khí ô nhiễm.
Khu vực Minh Khai các tòa nhà cao tầng bị bao phủ bởi lớp sương mù dày.
Phía xa cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên với quận Hai Bà Trưng mờ mờ sau làn sương bụi.
Tại khu vực quanh Hồ Tây sương mù cũng bao phủ dày đặc, chỉ số ô nhiễm cũng ở mức cao.
Hồ Tây có lượng sương mù lớn việc lưu thông không khí bụi lên tầng cao chậm.
Vào thời điểm sáng sớm không có gió nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp.
Trời mờ mịt khiến người dân ra đường đeo khẩu trang kín mít để bảo vệ sức khỏe.
Không khí đặc quánh bởi sương mù và bụi mịn khiến khó nhìn rõ mặt người dù ở khoảng cách gần.
Người dân sống tại ven hồ hạn chế ra đường để tránh tiếp xúc với khí bụi.
Lượng người đạp xe thể dục quanh Hồ Tây giảm hẳn trong những ngày không khí mờ mịt
Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã Quý IV năm 2024, lãnh đạo Hà Nội đánh giá công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách về quản lý ô nhiễm môi trường không khí. Xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên tỉnh, liên vùng. Hoàn thiện và vận hành ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục. Kiểm kê phát thải nhằm xác định nguồn phát thải và đối tượng phát thải chính, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về môi trường, đồng thời chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý phối hợp liên ngành.
H.La/VOV.VN