Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Chiều 11/9, phố Tân Ấp (Hà Nội) trở nên tất bật bởi người dân liên tục vận chuyển đồ đạc, thực phẩm để chạy lũ, di rời khỏi nơi cư trú trước mực nước tăng cao.

Chiều 11/9, mực nước sông Hồng tăng mạnh đã khiến nước tràn vào nhiều khu phố trong nội thành Hà Nội. Trong đó, phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP. Hà Nội đã ngập sâu. Ảnh: Trần Đình

Chiều 11/9, mực nước sông Hồng tăng mạnh đã khiến nước tràn vào nhiều khu phố trong nội thành Hà Nội. Trong đó, phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP. Hà Nội đã ngập sâu. Ảnh: Trần Đình

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, toàn bộ khu phố Tân Ấp đã chìm trong "biển nước", hoàn toàn bị mất điện. Sóng điện thoại rất yếu, không thể sử dụng được Internet, gọi điện thoại có dấu hiệu chập chờn. Ảnh: Trần Đình

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, toàn bộ khu phố Tân Ấp đã chìm trong "biển nước", hoàn toàn bị mất điện. Sóng điện thoại rất yếu, không thể sử dụng được Internet, gọi điện thoại có dấu hiệu chập chờn. Ảnh: Trần Đình

Khi mực nước lên cao, người dân trong khu phố Tân Ấp đã buộc phải xếp đồ di tản nhằm đảm bảo an toàn, không bị cô lập. Ảnh: Trần Đình

Khi mực nước lên cao, người dân trong khu phố Tân Ấp đã buộc phải xếp đồ di tản nhằm đảm bảo an toàn, không bị cô lập. Ảnh: Trần Đình

Hai vợ chồng cố gắng cõng nhau để vượt qua dòng nước lũ, đến nơi an toàn. Ảnh: Trần Đình

Hai vợ chồng cố gắng cõng nhau để vượt qua dòng nước lũ, đến nơi an toàn. Ảnh: Trần Đình

Một người đàn ông vội ôm những vật dụng cần thiết để di tản trong vài ngày tới. Ảnh: Trần Đình

Một người đàn ông vội ôm những vật dụng cần thiết để di tản trong vài ngày tới. Ảnh: Trần Đình

Dù cần phải di chuyển liên tục, đôi vợ chồng này đã không quên trang bị những vật dụng bảo hộ như mũ bảo hiểm, áo mưa chuyên dụng.

Dù cần phải di chuyển liên tục, đôi vợ chồng này đã không quên trang bị những vật dụng bảo hộ như mũ bảo hiểm, áo mưa chuyên dụng.

Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam được hướng dẫn tới nơi an toàn. Ảnh: Trần Đình

Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam được hướng dẫn tới nơi an toàn. Ảnh: Trần Đình

Bên trong hẻm này có một kho chứa trái cây nhập khẩu. Trao đổi với phóng viên, người làm tại kho cho biết từ sáng đến 6 giờ chiều đã phải chở hàng trăm thùng trái cây đi gửi vì mất điện, không thể bảo quản. Nếu bị hỏng có thể thua lỗ tới hàng tỷ đồng.

Bên trong hẻm này có một kho chứa trái cây nhập khẩu. Trao đổi với phóng viên, người làm tại kho cho biết từ sáng đến 6 giờ chiều đã phải chở hàng trăm thùng trái cây đi gửi vì mất điện, không thể bảo quản. Nếu bị hỏng có thể thua lỗ tới hàng tỷ đồng.

Trái cây vẫn còn tươi ngon bị cuốn theo nước lũ. Ảnh: Trần Đình

Trái cây vẫn còn tươi ngon bị cuốn theo nước lũ. Ảnh: Trần Đình

Lực lượng chức năng đã dùng những phương tiện chuyên dụng để hỗ trợ người dân di tản. Ảnh: Trần Đình

Lực lượng chức năng đã dùng những phương tiện chuyên dụng để hỗ trợ người dân di tản. Ảnh: Trần Đình

Nhiều người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em được đội ngũ Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên hỗ trợ tới nơi an toàn. Ảnh: Trần Đình

Nhiều người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em được đội ngũ Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên hỗ trợ tới nơi an toàn. Ảnh: Trần Đình

Trẻ con trong khu phố cũng tích cực hỗ trợ mọi người di tản. Ảnh: Trần Đình

Trẻ con trong khu phố cũng tích cực hỗ trợ mọi người di tản. Ảnh: Trần Đình

Lưu ý, dù biết việc di chuyển rất cấp bách, nhưng người dân cần quan sát kỹ bởi có nhiều vật lạ như kim tiêm, mảnh thủy tinh, đá nhọn trôi nổi. Do đó, người dân khi di chuyển cần trang bị các vật dụng bảo hộ.

Lưu ý, dù biết việc di chuyển rất cấp bách, nhưng người dân cần quan sát kỹ bởi có nhiều vật lạ như kim tiêm, mảnh thủy tinh, đá nhọn trôi nổi. Do đó, người dân khi di chuyển cần trang bị các vật dụng bảo hộ.

Trần Đình

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ha-noi-nguoi-dan-pho-tan-ap-tat-bat-chay-lu-khi-nuoc-song-hong-tang-cao-345200.html