Hà Nội tái thiết không gian xanh, nỗ lực 'hồi sinh' gần 4.000 cây đổ sau bão

Đường phố Hà Nội cơ bản đã được dọn dẹp sạch sẽ, không còn cảnh cây cối đổ ngổn ngang như những ngày sau khi số 3 Yagi 'càn quét' Thủ đô.

Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với "lá phổi xanh" của Thủ đô. Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn có hơn 40.000 cây xanh gãy đổ. Trong đó, hơn 11.000 cây xanh đô thị (cây trồng trên hè, phố, đảo giao thông, dải phân cách, nơi công cộng khác...) do thành phố quản lý bị bật gốc. Ghi nhận của PV Báo Giao thông, khoảng 2 tuần sau khi "siêu bão" Yagi qua đi, đến chiều nay (23/9), đường phố Hà Nội cơ bản đã được dọn dẹp sạch sẽ, không còn cảnh cành, lá nằm ngổn ngang.

Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với "lá phổi xanh" của Thủ đô. Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn có hơn 40.000 cây xanh gãy đổ. Trong đó, hơn 11.000 cây xanh đô thị (cây trồng trên hè, phố, đảo giao thông, dải phân cách, nơi công cộng khác...) do thành phố quản lý bị bật gốc. Ghi nhận của PV Báo Giao thông, khoảng 2 tuần sau khi "siêu bão" Yagi qua đi, đến chiều nay (23/9), đường phố Hà Nội cơ bản đã được dọn dẹp sạch sẽ, không còn cảnh cành, lá nằm ngổn ngang.

Ở hàng chục tuyến đường phố như: Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Kim Mã, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Thanh Niên, Cửa Bắc, Võ Thị Sáu, Hàng Bông, Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Lê Văn Lương, Tố Hữu... cây xanh đổ, gãy sau bão số 3 đã được di dọn, nhiều cây được cắt tỉa, dựng trồng lại, một số cây được rào thêm khung sắt chống đỡ để bảo đảm cây không bị gãy đổ.

Ở hàng chục tuyến đường phố như: Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Kim Mã, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Thanh Niên, Cửa Bắc, Võ Thị Sáu, Hàng Bông, Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Lê Văn Lương, Tố Hữu... cây xanh đổ, gãy sau bão số 3 đã được di dọn, nhiều cây được cắt tỉa, dựng trồng lại, một số cây được rào thêm khung sắt chống đỡ để bảo đảm cây không bị gãy đổ.

Trong ảnh là đường Hồ Tùng Mậu sau khi con bão tràn qua (bên trái) và hiện tại khi được đơn vị chức năng thu dọn và trồng lại cây xanh gãy đổ (bên phải).

Trong ảnh là đường Hồ Tùng Mậu sau khi con bão tràn qua (bên trái) và hiện tại khi được đơn vị chức năng thu dọn và trồng lại cây xanh gãy đổ (bên phải).

Trên đường Hoàng Diệu, cảnh quan đô thị đã được hoàn trả như thời điểm trước bão.

Trên đường Hoàng Diệu, cảnh quan đô thị đã được hoàn trả như thời điểm trước bão.

Đường Phan Đình Phùng sau khi bão số 3 càn quét cây xanh bị gãy đổ (ảnh trái) và hình ảnh đường thông, hè thoáng sau cơ quan chức năng thu dọn sạch sẽ cây trồng lại cây đổ (nếu có thể).

Đường Phan Đình Phùng sau khi bão số 3 càn quét cây xanh bị gãy đổ (ảnh trái) và hình ảnh đường thông, hè thoáng sau cơ quan chức năng thu dọn sạch sẽ cây trồng lại cây đổ (nếu có thể).

Ông Hoàng Cao Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành cho biết, công ty đã huy động toàn bộ lực lượng ứng cứu cây xanh trên địa bàn được giao quản lý. Những cây tỉ lệ sống từ 60% trở lên, công ty vẫn cố gắng tiến hành dựng lại. Trong ảnh Vườn hoa Vạn Xuân các cây xanh đã được dựng lên để hy vọng sống lại.

Ông Hoàng Cao Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành cho biết, công ty đã huy động toàn bộ lực lượng ứng cứu cây xanh trên địa bàn được giao quản lý. Những cây tỉ lệ sống từ 60% trở lên, công ty vẫn cố gắng tiến hành dựng lại. Trong ảnh Vườn hoa Vạn Xuân các cây xanh đã được dựng lên để hy vọng sống lại.

Chú Vũ Phương người dân đi dạo qua Vườn hoa Vạn Xuân cho rằng: "Những cây xanh chỉ còn gốc đang mọc chồi non mang dấu hiệu của sự sống, sự hồi sinh và phát triển. Mỗi chồi non mọc lên là một minh chứng cho sự sinh sôi, nảy nở không ngừng của thiên nhiên. Chúng tôi rất háo hức mong chờ cây xanh sẽ được hồi sinh, phát triển".

Chú Vũ Phương người dân đi dạo qua Vườn hoa Vạn Xuân cho rằng: "Những cây xanh chỉ còn gốc đang mọc chồi non mang dấu hiệu của sự sống, sự hồi sinh và phát triển. Mỗi chồi non mọc lên là một minh chứng cho sự sinh sôi, nảy nở không ngừng của thiên nhiên. Chúng tôi rất háo hức mong chờ cây xanh sẽ được hồi sinh, phát triển".

Chia sẻ về công tác "hồi sinh" cây xanh trên địa bàn TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Công, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, thành phố dự kiến có khoảng 3.500 - 4.000 cây xanh có thể "cứu" lại được, trong đó có hơn 100 cây quý hiếm, cây di sản, cây được bảo tồn, cây cổ thụ; 9 cây sưa đỏ là cây quý hiếm, có giá trị; 94 cây cây di sản, cây được bảo tồn, cây cổ thụ như sanh, si, đa, đề tại khu vực quanh Hồ Gươm, đền Bà Kiệu, trong khu di tích, lịch sử, văn hóa... Đến nay, Hà Nội đã trồng lại được khoảng 80% số cây nói trên và các cây đã được trồng lại đều đảm bảo an toàn khi thực hiện theo các bước tái thiết cây xanh của nông nghiệp.

Chia sẻ về công tác "hồi sinh" cây xanh trên địa bàn TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Công, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, thành phố dự kiến có khoảng 3.500 - 4.000 cây xanh có thể "cứu" lại được, trong đó có hơn 100 cây quý hiếm, cây di sản, cây được bảo tồn, cây cổ thụ; 9 cây sưa đỏ là cây quý hiếm, có giá trị; 94 cây cây di sản, cây được bảo tồn, cây cổ thụ như sanh, si, đa, đề tại khu vực quanh Hồ Gươm, đền Bà Kiệu, trong khu di tích, lịch sử, văn hóa... Đến nay, Hà Nội đã trồng lại được khoảng 80% số cây nói trên và các cây đã được trồng lại đều đảm bảo an toàn khi thực hiện theo các bước tái thiết cây xanh của nông nghiệp.

Trên phố Lý Thái Tổ những cây xanh đã được dựng lên gọn gàng.

Những chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn.

Những chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn.

Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết thêm, tới đây, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ rà soát, đánh giá một cách tổng thể. Ví dụ nếu kích thước vỉa hè đủ điều kiện thì mới đề xuất trồng cây hoặc trong trường hợp cây trồng ở vỉa hè hay cây trồng ở dải phân cách cũng phải xác định rõ chứ không thể lẫn lộn. Hiện trạng cho thấy có những vỉa hè rất nhỏ nhưng cây lại rất lớn, như thế mục đích vỉa hè không còn nữa vì vỉa hè là dành cho người đi bộ, giao thông cho người đi bộ và trên đó để chúng ta bố trí các hạ tầng kỹ thuật khác.

Theo các chuyên gia đô thị, việc phục hồi cây xanh sau bão không chỉ bảo đảm cảnh quan mà còn tăng cường khả năng chịu đựng của hệ sinh thái đô thị, giúp giảm thiểu thiệt hại trong tương lai. Trong bối cảnh đô thị hóa đang ngày càng phát triển, cây xanh đô thị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc phát triển và bảo vệ hệ thống cây xanh không chỉ giúp thành phố Hà Nội thêm phần mỹ quan mà còn có tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người dân. Hơn nữa, cây xanh còn là công cụ tự nhiên giúp lọc không khí, loại bỏ các chất ô nhiễm, bụi bẩn và cung cấp oxy.

Theo các chuyên gia đô thị, việc phục hồi cây xanh sau bão không chỉ bảo đảm cảnh quan mà còn tăng cường khả năng chịu đựng của hệ sinh thái đô thị, giúp giảm thiểu thiệt hại trong tương lai. Trong bối cảnh đô thị hóa đang ngày càng phát triển, cây xanh đô thị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc phát triển và bảo vệ hệ thống cây xanh không chỉ giúp thành phố Hà Nội thêm phần mỹ quan mà còn có tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người dân. Hơn nữa, cây xanh còn là công cụ tự nhiên giúp lọc không khí, loại bỏ các chất ô nhiễm, bụi bẩn và cung cấp oxy.

Biển Ngọc

Lê Tươi

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/ha-noi-tai-thiet-khong-gian-xanh-no-luc-hoi-sinh-gan-4000-cay-do-sau-bao-192240923185445606.htm