Hà Nội tích cực giải bài toán thiếu trường học
Việc thiếu trường học là tồn tại đã lâu ở Hà Nội và khiến người dân bức xúc. Để giải quyết triệt để, lâu dài bài toán này, thành phố đang đưa ra loạt giải pháp cũng như có định hướng lâu dài để không còn cảnh phụ huynh phải bốc thăm xin học cho con.
Không rõ ràng trách nhiệm
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang triển khai 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở quy mô từ 2ha trở lên, trong đó có tới 168 dự án chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chiếm tỷ lệ 63%. Tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, do dân số quá đông, hàng trăm phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào học trường mầm non (năm học 2022-2023). Thế nhưng, nghịch lý là rất nhiều ô đất quy hoạch trường học tại các dự án khu đô thị lại không hề được nhà đầu tư triển khai mà bỏ hoang 20 năm nay.
Không chỉ ở Hoàng Mai, có thể kiểm đếm hàng loạt khu đô thị, khu nhà ở có quy hoạch xây trường nhưng… bỏ quên. Tại huyện Quốc Oai, khá nhiều ô đất xây trường học đều chưa được đầu tư, ví dụ như khu đô thị Ngôi nhà mới cả 3 ô đất xây dựng trường mầm non và tiểu học đều là bãi đất trống, dù tiến độ dự án yêu cầu đến năm 2018 phải hoàn thành. Tại dự án khu đô thị N1 và N3 Sài Sơn, 2 ô đất xây trường mầm non và tiểu học đã khởi công cuối năm 2020, nhưng đến nay chưa xong phần móng. Tại khu đô thị sinh thái Tuần Châu, cả 3 ô đất xây trường đều chưa được thực hiện cho dù tiến độ của dự án yêu cầu đến năm 2010 hoàn thành.
Về giải pháp lâu dài, vừa qua Hà Nội cùng các cơ quan Trung ương đã tập trung cho việc xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô với tổng mức đầu tư 87.000 tỷ đồng, dài 112km (đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Trước kia, quy hoạch là hướng tâm thì bây giờ chỉ hướng tâm 1 phần để tạo sức hút đưa dân cư ra ngoài. Đây là hướng đi đúng để giảm tải cho trục hướng tâm, cùng với đó, việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng ở khu vực ngoại vi cũng giúp đời sống nhân dân được cải thiện...
Có thể nhận thấy, việc đầu tư các khu đô thị, khu nhà ở quy mô trên 2ha trở lên trên địa bàn thành phố các năm qua đã góp phần làm thay đổi lớn diện mạo Thủ đô. Tuy nhiên, công tác quản trị, vận hành sau đầu tư vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều khu đô thị đầu tư kéo dài, chậm hoàn thành, chậm bàn giao; việc quản lý đất đai, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc kết nối hạ tầng khu đô thị với các khu vực xung quanh không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không rõ trách nhiệm.
Những bất cập này có trách nhiệm của chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương trong phê duyệt, giám sát, thanh tra kiểm tra. Chính vì vậy, những tồn tại, hạn chế này rất cần được nhận diện, quy rõ trách nhiệm, rõ địa chỉ, rõ chế tài xử phạt, đảm bảo thực hiện nghiêm kỷ cương, đúng quy định pháp luật. Có như vậy, việc xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở mới thực sự đồng bộ, hiện đại, đóng góp quan trọng vào mục tiêu hiện đại hóa Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết 17 của Đại hội đảng bộ thành phố.
Bài toán giãn dân
Thiếu trường, thiếu bệnh viện là vấn đề tồn tại nhiều năm và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Để giải bài toán này, lãnh đạo thành phố đã liên tục làm việc với các quận, huyện, sở, ngành để tháo gỡ khó khăn và liên tục có nhiều chỉ đạo mới.
Sáng 12-10, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chia sẻ với cử tri và trăn trở với câu nói có phần hài hước “Hà Nội không vội được đâu”, bởi có trường học ở huyện Gia Lâm vì vướng thủ tục hành chính mà 3 năm không được xây dựng. Bí thư Thành ủy Hà Nội phân tích rõ, thời gian qua, thành phố chủ yếu phát triển hướng vào trung tâm, cư dân thu hút vào nội đô, đã gây áp lực cho hạ tầng kinh tế - xã hội. “Quy định hiện hành là mỗi xã, phường chỉ có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học và 1 trạm y tế. Nhưng với phường 90.000 dân như vậy thì chắc chắn là thiếu trường học, thiếu cơ sở y tế. Cho nên chúng ta phải xem xét lại những vấn đề này” - Bí thư Thành ủy nói.
Về giải pháp lâu dài, vừa qua Hà Nội cùng các cơ quan Trung ương đã tập trung cho việc xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô với tổng mức đầu tư 87.000 tỷ đồng, dài 112km (đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Trước kia quy hoạch là hướng tâm thì bây giờ chỉ hướng tâm 1 phần để tạo sức hút đưa dân cư ra ngoài. Đây là hướng đi đúng để giảm tải cho trục hướng tâm, cùng với đó, việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng ở khu vực ngoại vi cũng giúp đời sống nhân dân được cải thiện...
314 lô đất sẵn sàng để xây trường học
Từ nguyện vọng chính đáng của mình, cử tri Thủ đô đã nhiều lần chất vấn về trách nhiệm, giải pháp kèm thời gian cụ thể với các sở, ngành, quận, huyện và lãnh đạo UBND TP. Tại phiên giải trình về vấn đề này chiều 14-10, những câu hỏi thẳng thắn, truy đến cùng đã được gửi tới những người chịu trách nhiệm. Hàng loạt vấn đề “nóng” được lãnh đạo các sở, ngành trả lời cùng cam kết cụ thể. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn khẳng định, không có việc dự án hạ tầng xã hội trong đó có trường học không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư nhưng vẫn được điều chỉnh. Ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, từ nay, khi có chủ trương đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư cam kết thời gian thực hiện đối với hạ tầng xã hội. Còn Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh thì khẳng định, không có việc điều chỉnh quy hoạch để đưa ô đất khó giải phóng mặt bằng làm công trình hạ tầng xã hội....
Tại huyện Quốc Oai, khá nhiều ô đất xây trường học đều chưa được đầu tư, ví dụ như khu đô thị Ngôi nhà mới cả 3 ô đất xây dựng trường mầm non và tiểu học đều là bãi đất trống, dù tiến độ dự án yêu cầu đến năm 2018 phải hoàn thành. Tại dự án khu đô thị N1 và N3 Sài Sơn, 2 ô đất xây trường mầm non và tiểu học đã khởi công cuối năm 2020, nhưng đến nay chưa xong phần móng. Tại khu đô thị sinh thái Tuần Châu, cả 3 ô đất xây trường đều chưa được thực hiện cho dù tiến độ của dự án yêu cầu đến năm 2010 phải hoàn thành.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thẳng thắn nhận trách nhiệm và khẳng định có sự buông lỏng quản lý của các sở, ngành trong thời gian qua. Về các giải pháp cụ thể, Chủ tịch UBND TP cho biết đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chỉ tiêu riêng về trường học cho quận Hoàng Mai và một số địa bàn có mật độ dân cư đông đúc. “Phải điều chỉnh tỷ lệ trường công, trường tư và xem xét đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học” - Chủ tịch UBND TP khẳng định. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ sớm có cách làm mới để đầu tư đồng bộ hạ tầng, đảm bảo khắc phục sớm những tồn tại, phục vụ đời sống người dân sớm nhất.
Trước mắt, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Mội trường khẩn trương rà soát, thu hồi các lô đất dự án chậm triển khai để ưu tiên xây trường học, bệnh viện... Sở Tài nguyên và Mội trường đã cùng các quận, huyện vào cuộc, kết quả là rà soát được 130 dự án phải bàn giao với 314 lô đất, tổng diện tích là 249 hecta. Các quận, huyện có nhu cầu sử dụng các lô đất này để xây trường học cần báo cáo UBND TP để được bàn giao. Với các lô đất chưa bàn giao do chưa giải phóng mặt bằng và chưa xong hạ tầng kỹ thuật, trong thời gian tới, các địa phương phải đôn đốc chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; chủ động đầu tư theo nguồn vốn ngân sách...
Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ha-noi-tich-cuc-giai-bai-toan-thieu-truong-hoc-post520036.antd