Hai cá thể tê tê vàng mới được giải cứu: Loài cực nguy cấp!

Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã tiếp nhận 7 cá thể tê tê. Trong số này có 2 cá thể tê tê vàng quý hiếm thuộc diện cực kỳ nguy cấp.

Vào ngày 29/12, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tiếp nhận 7 cá thể tê tê do công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện. Chúng được đựng trong thùng xốp giấu trên xe tải chạy tuyến TP HCM - Thái Nguyên ngày 28/12. Ảnh: SVW.

Vào ngày 29/12, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tiếp nhận 7 cá thể tê tê do công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện. Chúng được đựng trong thùng xốp giấu trên xe tải chạy tuyến TP HCM - Thái Nguyên ngày 28/12. Ảnh: SVW.

Bảy cá thể tê tê được buộc chặt trong một túi lưới với tổng trọng lượng khoảng 15 kg. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam chuyển số tê tê này về Trung tâm cứu hộ tại vườn quốc gia Cúc Phương để chăm sóc. Ảnh: SVW.

Bảy cá thể tê tê được buộc chặt trong một túi lưới với tổng trọng lượng khoảng 15 kg. Sau khi tiếp nhận, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam chuyển số tê tê này về Trung tâm cứu hộ tại vườn quốc gia Cúc Phương để chăm sóc. Ảnh: SVW.

Theo ông Trần Văn Trường - điều phối cứu hộ của SVW, 7 cá thể tê tê đều trong tình trạng yếu và có các vết thương ngoài da do quá trình săn bắt vận chuyển trái phép. Vì vậy, lực lượng cứu hộ đang tập trung chăm sóc và điều trị tích cực tại khu kiểm dịch. Ảnh: SVW.

Theo ông Trần Văn Trường - điều phối cứu hộ của SVW, 7 cá thể tê tê đều trong tình trạng yếu và có các vết thương ngoài da do quá trình săn bắt vận chuyển trái phép. Vì vậy, lực lượng cứu hộ đang tập trung chăm sóc và điều trị tích cực tại khu kiểm dịch. Ảnh: SVW.

Trong số 7 cá thể, 5 cá thể tê tê Java sẽ được thả về tự nhiên sau khi sức khỏe ổn định. Hai cá thể tê tê vàng sẽ được giữ lại để ghép đôi phục vụ cho chương trình sinh sản bảo tồn. Ảnh: SVW.

Trong số 7 cá thể, 5 cá thể tê tê Java sẽ được thả về tự nhiên sau khi sức khỏe ổn định. Hai cá thể tê tê vàng sẽ được giữ lại để ghép đôi phục vụ cho chương trình sinh sản bảo tồn. Ảnh: SVW.

Tê tê vàng có tên khoa học là Manis pentadactyla. Đây là động vật quý hiếm thuộc nhóm IB (theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 160/2013/NĐ-CP) và nằm trong sách đỏ Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng, được pháp luật bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, sử dụng, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức. Ảnh: Vietnamnet.

Tê tê vàng có tên khoa học là Manis pentadactyla. Đây là động vật quý hiếm thuộc nhóm IB (theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 160/2013/NĐ-CP) và nằm trong sách đỏ Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng, được pháp luật bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, sử dụng, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức. Ảnh: Vietnamnet.

Loài tê tê vàng được IUCN đưa vào danh sách Cực kỳ nguy cấp vì sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên lên đến 80%. Ảnh: Vietnamnet.

Loài tê tê vàng được IUCN đưa vào danh sách Cực kỳ nguy cấp vì sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên lên đến 80%. Ảnh: Vietnamnet.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vấn nạn săn bắt, buôn bán trái phép quá mức để lấy thịt và vảy khiến loài tê tê vàng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Vietnamnet.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vấn nạn săn bắt, buôn bán trái phép quá mức để lấy thịt và vảy khiến loài tê tê vàng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Vietnamnet.

Bên cạnh những đặc điểm chung của loài tê tê, các cá thể tê tê vàng có một số điểm khác biệt để phân biệt như: tai có viền thịt rõ ràng, lòng bàn chân trước không nhẵn, đuôi ngắn hơn, vảy không bao phủ sống mũi và móng trước dài hơn móng sau. Ảnh: Lực lượng kiểm lâm cung cấp.

Bên cạnh những đặc điểm chung của loài tê tê, các cá thể tê tê vàng có một số điểm khác biệt để phân biệt như: tai có viền thịt rõ ràng, lòng bàn chân trước không nhẵn, đuôi ngắn hơn, vảy không bao phủ sống mũi và móng trước dài hơn móng sau. Ảnh: Lực lượng kiểm lâm cung cấp.

Tê tê thường sống trong rừng già, rừng thứ sinh, hỗn giao tre nứa gỗ, ở hang dưới các gốc cây to, mục nát hoặc vách đất đá trong lùm cây rậm rạp. Ảnh: Lực lượng kiểm lâm cung cấp.

Tê tê thường sống trong rừng già, rừng thứ sinh, hỗn giao tre nứa gỗ, ở hang dưới các gốc cây to, mục nát hoặc vách đất đá trong lùm cây rậm rạp. Ảnh: Lực lượng kiểm lâm cung cấp.

Loài tê tê có thói quen kiếm ăn vào ban đêm ở khu vực trên mặt đất. Trong khi đó, vào ban ngày, chúng trú ẩn trong hang. Thức ăn chủ yếu của tê tê gồm: mối, kiến, côn trùng nhỏ ở mặt đất, đôi khi ăn cỏ, lá cây mục... Ảnh: Lực lượng kiểm lâm cung cấp.

Loài tê tê có thói quen kiếm ăn vào ban đêm ở khu vực trên mặt đất. Trong khi đó, vào ban ngày, chúng trú ẩn trong hang. Thức ăn chủ yếu của tê tê gồm: mối, kiến, côn trùng nhỏ ở mặt đất, đôi khi ăn cỏ, lá cây mục... Ảnh: Lực lượng kiểm lâm cung cấp.

Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hai-ca-the-te-te-vang-moi-duoc-giai-cuu-loai-cuc-nguy-cap-1792294.html