Hải Dương: Cận cảnh di tích quốc gia đình Thạch Lỗi xuống cấp nghiêm trọng

Di tích lịch sử quốc gia đình Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương), một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu của Việt Nam đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đình Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) được xây dựng từ cuối thế kỷ 17. Năm 1996, Đình Thạch Lỗi được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Đình Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) được xây dựng từ cuối thế kỷ 17. Năm 1996, Đình Thạch Lỗi được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Trải qua thời gian, dù đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay di tích đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2018, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hai gian tòa tiền tế phía tây đã được tu bổ, sửa chữa.

Trải qua thời gian, dù đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay di tích đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2018, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hai gian tòa tiền tế phía tây đã được tu bổ, sửa chữa.

Hiện nay, một số cấu kiện khu vực hậu cung và ở phía đông tòa tiền tế đã bị xuống cấp nghiêm trọng,

Hiện nay, một số cấu kiện khu vực hậu cung và ở phía đông tòa tiền tế đã bị xuống cấp nghiêm trọng,

Cụ thể, đao đình, mái vỉ ruồi tiền tế phía đông bị vỡ, gãy và võng xuống, gây sạt và rơi nhiều ngói trên mái đình. Dù Ban Quản lý di tích tạm thời dùng gỗ để chống đỡ nhưng vẫn có nguy cơ gẫy, sập.

Cụ thể, đao đình, mái vỉ ruồi tiền tế phía đông bị vỡ, gãy và võng xuống, gây sạt và rơi nhiều ngói trên mái đình. Dù Ban Quản lý di tích tạm thời dùng gỗ để chống đỡ nhưng vẫn có nguy cơ gẫy, sập.

Nói về sự xuống cấp của đình Thạch Lỗi, ông Vũ Thạch Sứ, Phó Ban Khánh lễ đình Thạch Lỗi cho biết, thời điểm hiện tại, đầu đao phía đông tòa tiền tế đã bị mục có nguy cơ sụp đổ. Mái ngói phía đông tòa tiền tế cũng bị xô, sụt, cả đầu đao và mái ngói đều phải gia cố bằng cột để chống đỡ.

Nói về sự xuống cấp của đình Thạch Lỗi, ông Vũ Thạch Sứ, Phó Ban Khánh lễ đình Thạch Lỗi cho biết, thời điểm hiện tại, đầu đao phía đông tòa tiền tế đã bị mục có nguy cơ sụp đổ. Mái ngói phía đông tòa tiền tế cũng bị xô, sụt, cả đầu đao và mái ngói đều phải gia cố bằng cột để chống đỡ.

Mỗi lần mưa xuống, tòa tiền tế thường xuyên bị ngập, người trông coi phải dùng máy bơm nước ra ngoài để hạn chế hư hỏng. Đầu đao tòa đại đình phía tây bị gẫy cụt hàng chục năm nay cũng phải chống đỡ bằng cột. Một số cột cái, cột quân bị mục. Một số dui, hoành, xà, vì kèo gãy hở mộng.

Mỗi lần mưa xuống, tòa tiền tế thường xuyên bị ngập, người trông coi phải dùng máy bơm nước ra ngoài để hạn chế hư hỏng. Đầu đao tòa đại đình phía tây bị gẫy cụt hàng chục năm nay cũng phải chống đỡ bằng cột. Một số cột cái, cột quân bị mục. Một số dui, hoành, xà, vì kèo gãy hở mộng.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thạch Lỗi cho biết, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích Đình Thạch Lỗi. UBND xã đã thành lập Ban Quản lý di tích, xây dựng quy chế hoạt động. Hàng năm mở lễ hội đình truyền thống để nhân dân trong xã và quý khách thập phương về chiêm bái.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thạch Lỗi cho biết, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích Đình Thạch Lỗi. UBND xã đã thành lập Ban Quản lý di tích, xây dựng quy chế hoạt động. Hàng năm mở lễ hội đình truyền thống để nhân dân trong xã và quý khách thập phương về chiêm bái.

Từ năm 1997 đến nay, xã Thạch Lỗi đã huy động được nhiều nguồn công đức của nhân dân và khách thập phương để tu bổ, sửa chữa nhỏ và đầu tư cơ sở vật chất, tạo cảnh quan đẹp cho di tích. Tuy nhiên nguồn lực của địa phương có hạn, không đủ kinh phí để sửa chữa lớn.

Từ năm 1997 đến nay, xã Thạch Lỗi đã huy động được nhiều nguồn công đức của nhân dân và khách thập phương để tu bổ, sửa chữa nhỏ và đầu tư cơ sở vật chất, tạo cảnh quan đẹp cho di tích. Tuy nhiên nguồn lực của địa phương có hạn, không đủ kinh phí để sửa chữa lớn.

Lãnh đạo UBND xã Thạch Lỗi cho biết thêm, mới đây, UBND xã cũng có báo cáo về công tác quản lý và thực trạng của di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đình Thạch Lỗi gửi UBND huyện Cẩm Giàng và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng.

Lãnh đạo UBND xã Thạch Lỗi cho biết thêm, mới đây, UBND xã cũng có báo cáo về công tác quản lý và thực trạng của di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đình Thạch Lỗi gửi UBND huyện Cẩm Giàng và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Giàng.

Đồng thời đề nghị cấp trên quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí để kịp thời tu bổ, sửa chữa các hạng mục đang bị xuống cấp nghiêm trọng của di tích để bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích.

Đồng thời đề nghị cấp trên quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí để kịp thời tu bổ, sửa chữa các hạng mục đang bị xuống cấp nghiêm trọng của di tích để bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích.

Phòng chức năng và UBND huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận đề nghị và đưa vào danh sách khảo sát tu sửa cấp thiết các di tích năm 2023. Ngày 5/4/2023 Sở VH,TT,DL Hải Dương đã tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng của đình Thạch Lỗi.

Phòng chức năng và UBND huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận đề nghị và đưa vào danh sách khảo sát tu sửa cấp thiết các di tích năm 2023. Ngày 5/4/2023 Sở VH,TT,DL Hải Dương đã tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng của đình Thạch Lỗi.

Đình thờ ông Lý Bảo Quốc, một vị tướng giỏi thời Tiền Lý có công giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương, giữ nước Vạn Xuân và vợ ông là bà Vũ Thị Hương người con gái đẹp người, đẹp nết của làng Thạch Lỗi.

Đình thờ ông Lý Bảo Quốc, một vị tướng giỏi thời Tiền Lý có công giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương, giữ nước Vạn Xuân và vợ ông là bà Vũ Thị Hương người con gái đẹp người, đẹp nết của làng Thạch Lỗi.

Đây là một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu của Việt Nam, có quy mô lớn theo kiểu tiền nhất hậu đinh. Các công trình hiện còn bao gồm tòa tiền tế 7 gian, tòa trung đình 9 gian và 3 gian hậu cung được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Hiện vật của đình còn nhiều cổ vật có giá trị đặc biệt là tấm bia Hành tại đình bi được khắc vào năm Chính Hòa thứ 10 (1689).

Đây là một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu của Việt Nam, có quy mô lớn theo kiểu tiền nhất hậu đinh. Các công trình hiện còn bao gồm tòa tiền tế 7 gian, tòa trung đình 9 gian và 3 gian hậu cung được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Hiện vật của đình còn nhiều cổ vật có giá trị đặc biệt là tấm bia Hành tại đình bi được khắc vào năm Chính Hòa thứ 10 (1689).

Hệ thống kèo, cột, vì, hệ thống mái ngói cũng mục nát, vỡ vụn.

Hệ thống kèo, cột, vì, hệ thống mái ngói cũng mục nát, vỡ vụn.

Người dân địa phương mong muốn các cấp có thẩm quyền, quan tâm đầu tư kinh phí để tu bổ, chỉnh trang lại các hạng mục hiện đang xuống cấp của đình Thạch Lỗi, nhằm gìn giữ nét đẹp truyền thống quê hương và là điểm đến của nhân dân cũng như du khách thập phương.

Người dân địa phương mong muốn các cấp có thẩm quyền, quan tâm đầu tư kinh phí để tu bổ, chỉnh trang lại các hạng mục hiện đang xuống cấp của đình Thạch Lỗi, nhằm gìn giữ nét đẹp truyền thống quê hương và là điểm đến của nhân dân cũng như du khách thập phương.

Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia. Nguồn: VTV24

Hải Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hai-duong-can-canh-di-tich-quoc-gia-dinh-thach-loi-xuong-cap-nghiem-trong-1867114.html