Hải Dương tổ chức vòng chung kết hội thi hướng dẫn viên du lịch cấp tỉnh

Hội thi được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các thuyết minh viên, hướng dẫn viên trao đổi nghiệp vụ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của lĩnh vực du lịch tỉnh Hải Dương.

Vòng chung kết Hội thi hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương năm 2024 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức vừa kết thúc vào chiều 29/8 sau một ngày diễn ra.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Hải Dương tặng hoa chúc mừng hội thi.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Hải Dương tặng hoa chúc mừng hội thi.

Vòng chung kết hội thi hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương năm 2024 có 15 thí sinh đến từ các ban quản lý di tích, các khu, điểm du lịch trong tỉnh... Đây là những thí sinh xuất sắc, vượt qua 29 thí sinh khác tại vòng bán kết.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc hội thi.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc hội thi.

Theo kế hoạch, Ban tổ chức hội thi sẽ tổng kết và trao giải cho các thí sinh trong khuôn khổ Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 tại Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh).

Buổi sáng, các thí sinh thể hiện phần thuyết minh và giải quyết tình huống liên quan tới nghề hướng dẫn viên du lịch. Buổi chiều, các thí sinh thi năng khiếu ứng dụng trong công việc hướng dẫn viên du lịch như kể chuyện vui, hát, hoạt náo… Đây là điểm khác biệt của vòng chung kết so với các vòng thi trước.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trao giấy chứng nhận cho 15 thí sinh tham dự vòng chung kết hội thi.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trao giấy chứng nhận cho 15 thí sinh tham dự vòng chung kết hội thi.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cho biết, Hải Dương là tỉnh giàu tài nguyên du lịch về văn hóa và tự nhiên. Để du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn nữa, bên cạnh sự tăng cường đầu tư về cơ sở vật hạ tầng, tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Thông qua đó giúp cho du khách hiểu hơn, rõ hơn về mảnh đất và con người Hải Dương và các giá trị lịch sử, văn hóa, di tích, danh thắng, điểm đến tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu và thí sinh dự hội thi.

Các đại biểu và thí sinh dự hội thi.

“Qua thực tế cho thấy, muốn du lịch phát triển thì vai trò của đội ngũ làm công tác hướng dẫn viên du lịch là hết sức quan trọng, trở thành cầu nối giữa du khách và điểm đến”, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương nhấn mạnh.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn.

Ông Nguyễn Thành Trung cho biết thêm, được sự nhất trí của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương năm 2024. Qua 2 vòng thi sơ khảo và bán kết đầy sôi động, hấp dẫn và lôi cuốn, đã có 15 thí sinh lọt vào vòng chung kết. Ban tổ chức mong rằng 15 thí sinh tự tin, tiếp tục thể hiện hết khả năng của mình để thực hiện các phần thi đạt kết quả cao nhất với tinh thần chia sẻ, học hỏi, kết nối đam mê.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương đề nghị Ban giám khảo, Tổ thư ký làm việc hết sức công tâm, khách quan, chính xác, đảm bảo quy định của Ban tổ chức đề ra, từ đó lựa chọn được những hướng dẫn viên xuất sắc nhất của hội thi.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Theo danh sách của Ban tổ chức, vòng chung kết hội thi gồm các thí sinh: chị Phạm Thị Bích Huệ đến từ Ban Quản lý Di tích thị xã Kinh Môn với bài thuyết minh Lễ hội truyền thống Đền Cao An Phụ Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia; chị Hoàng Thị Thảo đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với bài thuyết minh Thanh Hư Động và đền thờ Quan Đại Tư Đồ; chị Nguyễn Quỳnh Giao đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với bài thuyết minh Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn; chị Nguyễn Thị Thanh Dung đến từ Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Hải Dương với bài thuyết minh Di tích đình thờ Thượng đẳng Đại vương Đinh Văn Tả (trong cụm Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình – Lăng – Miếu tướng quân Đinh Văn Tả).

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Trường Mầm non xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện).

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Trường Mầm non xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện).

Chị Đinh Thị Liên đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với bài thuyết minh Côn Sơn cổ tự – Trung tâm Phật giáo xứ Đông; chị Ngô Thị Mơ đến từ Trường Mầm non xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện) với bài thuyết minh Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng; chị Nguyễn Thị Trang đến từ Trường Tiểu học Tân Kỳ (huyện Tứ Kỳ) với bài thuyết minh Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ; chị Tăng Thị Huế đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với bài thuyết minh Lễ hội đền Kiếp Bạc.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Phần thi thuyết minh của thí sinh đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Chị Phùng Thị Ngọc Linh đến từ Ban Quản lý di tích thành phố Chí Linh với bài thuyết minh Phong tục lễ hội đền Sinh – đền Hóa; chị Nguyễn Thị Huyền Trang đến từ Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với bài thuyết minh Đền thờ Nguyễn Trãi; chị Đỗ Thị Hà đến từ Ban Quan lý di tích xã Phúc Thành (huyện Kim Thành) với bài thuyết minh Giới thiệu đình Kiên Lao, xã Đại Đức, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Chị Phạm Thị Duyên đến từ Ban Quản lý di tích thành phố Chí Linh với bài thuyết minh Chùa Thanh Mai trong hệ thống các di tích phật giáo Trúc Lâm; chị Lê Thị Tố Uyên đến từ Trường Cao đẳng Du lịch và Công Thương với bài thuyết minh Di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền; chị Trần Thị Thương đến từ CTCP Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách) với bài thuyết minh Di tích gốm Chu Đậu với việc bảo tồn và phát triển du lịch; chị Lê Thị Thương đến từ Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn với bài thuyết minh Động Kính chủ - Nam thiên đệ lục động.

Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/hai-duong-to-chuc-vong-chung-ket-hoi-thi-huong-dan-vien-du-lich-cap-tinh-32920.html