Ngay từ tháng 11/1944, tình hình trên mặt trận Thái Bình Dương có những chuyển biến có lợi cho phe Đồng minh; Quân đội Mỹ lúc này đã chiếm được đảo Saipan và bắt đầu đưa "siêu pháo đài" bay B-29 xuất phát từ đây, để ném bom vào lãnh thổ Nhật Bản. Ảnh: Máy bay B-29 - Nguồn: Wikipedia
Tuy nhiên hòn đảo Iwo Jima nằm giữa Saipan và lãnh thổ Nhật Bản trở thành “con hổ ngáng đường” với không quân Mỹ. Khi B-29 cất cánh đến ném bom Nhật Bản, đều bị máy bay Nhật từ căn cứ Iwo Jima đánh chặn; khi thời tiết thuận lợi, Nhật cũng tổ chức máy bay ném bom đảo Saipan, phá hủy 6 máy bay ném bom B-29 và một số máy bay khác. Ảnh: Đảo Iwo Jima chụp từ vệ tinh - Nguồn: Wikipedia
Mặc dù lực lượng không quân của Nhật Bản trên đảo Iwo Jima không nhiều, nhưng vẫn ngăn chặn, quấy rối máy bay ném bom của Mỹ; và để tổng tiến công vào lãnh thổ Nhật Bản, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, thì trước mắt Mỹ phải giải quyết xong căn cứ Iwo Jima. Ảnh: Tàu đổ bộ của Mỹ lên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Trước chiến tranh, tình báo Mỹ dự đoán có khoảng 5.000 quân Nhật đóng trên đảo (sau này được chứng minh là sai), một số công sự kiên cố và bán kiên cố. Để đạt được hiệu quả đè bẹp, quân đội Mỹ đã trực tiếp điều động quân số gấp hàng chục lần quân đội Nhật Bản tại đây, và dự kiến kết thúc trận chiến trong vòng một tuần. Ảnh: Hỏa lực của Mỹ chiếm đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Vào ngày 14/2/1945, Chuẩn Đô đốc William Brandi dẫn đầu một đội tiên phong hùng hậu gồm 6 thiết giáp hạm, 12 tàu sân bay hộ tống, 5 tuần dương hạm và 16 khu trục hạm đến bao vây Iwo Jima. Ảnh: Hỏa lực của Mỹ chiếm đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Ở chiều ngược lại, Trung tướng Tadaichi Kuribayashi của Nhật Bản đã thay đổi chiến thuật phòng ngự, sau khi rút kinh nghiệm trong thất bại tại đảo Peleliu và Saipan, trước hỏa lực cực mạnh của Mỹ, lực lượng phòng ngự ở đây nhanh chóng sụp đổ. Kuribayashi quyết định áp dụng chiến thuật phòng ngự mới, để chống lại Quân đội Mỹ. Ảnh: Quân Mỹ đổ bộ lên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Chiến thuật phòng ngự của Tướng Tadashi Kuribayashi là đào các hầm ngầm sâu trong núi Oribo và núi Won, biến chúng thành những công trình kiên cố; đồng thời ông cho rút hoàn toàn lực lượng phòng thủ bờ biển vào sâu trong đảo, pháo binh được cất giấu hoàn toàn trong núi và dưới lòng đất. Ảnh: Quân Mỹ đổ bộ lên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Các hệ thống hầm, hào, công sự trên đảo đều được xây dựng kiên cố, có thể chịu đựng được hỏa lực bắn phá liên tục của Không quân và hải quân Mỹ trong vòng nhiều giờ, mà không hề làm hao tổn lực lượng. Ảnh: Quân Mỹ đổ bộ lên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Mở màn cho chiếm đảo Iwo Jima, hỏa lực chuẩn bị của không quân và hải quân Mỹ tiến hành liên tục trong vòng 4 giờ; sau đó phân đội đổ bộ đầu tiên của Mỹ gồm 3.000 binh lính lên bờ, nhưng bị chặn lại, không thiết lập được đầu cầu đổ bộ và bị đánh hất xuống mép bờ biển. Ảnh: Quân Mỹ đổ bộ lên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Tại núi Zhebo, lính Nhật ẩn nấp trong cỏ, đá, dưới lòng đất và hang động đã sử dụng nhiều loại súng máy, súng cối và pháo binh để ngăn chặn quyết liệt quân Mỹ. Trong ba giờ đầu tiên, hơn 2.000 binh lính Mỹ đã bị thương vong; đây là số thương vong lớn nhất của Quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, chỉ sau cuộc đổ bộ Normandy. Ảnh: Quân Mỹ chiến đấu trên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Cuối cùng quân đội Mỹ phải thay đổi chiến thuật, sử dụng phương pháp “làm sạch” từng phần, họ sử dụng súng phun lửa và xe tăng để quét sạch từng ổ đề kháng một. Cuối cùng sau 36 ngày chiến đấu ác liệt, 3.500 lính Nhật còn lại trên đảo đã cạn kiệt đạn dược và lương thực. Ảnh: Quân Mỹ chiến đấu trên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Dưới sự lãnh đạo của Tadato Lilin, lực lượng phòng ngự của Nhật Bản trên đảo Iwo Jima đã phát động cuộc tấn công liều chết cuối cùng vào quân đội Mỹ, cuối cùng hầu hết tất cả đều bị tiêu diệt, Li Lin bị thương và tự sát bằng tự mổ bụng; lúc này trận Iwo Jima mới kết thúc. Ảnh: Quân Mỹ cắm cờ chiến thắng trên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Trong trận chiến này, phía Mỹ sử dụng 100.000 binh lính, trong đó 6.800 đã hy sinh và 22.000 người bị thương. Hơn 23.000 lính Nhật canh gác trên đảo bị tiêu diệt, 1.000 người bị bắt. Đây cũng đã trở thành trận chiến hiếm hoi trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, mà số lượng thương vong của quân Mỹ cao hơn quân đội Nhật Bản. Ảnh: Quân Mỹ bị thương trên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Sau khi chiếm được đảo Iwo Jima, phía Quân đội Mỹ mới thấy công tác tình báo nắm lực lượng Nhật trên đảo Iwo Jima rất kém, cộng với thái độ nôn nóng, chủ quan, đánh giá thấp đối phương và chiến thuật chiếm đảo ban đầu không hợp lý là nguyên nhân thất bại của Quân đội Mỹ; đồng thời chiến lược phòng thủ của Tướng Kuribayashi Tadao phía Nhật Bản được Mỹ đánh giá cao. Ảnh: Quân Mỹ bị thương trên đảo Iwo Jima - Nguồn: Wikipedia
Video Bàn cờ thế - Trận tuyến thầm lặng - Nguồn: QPVN
Tiến Minh