Hai mẹ con đi ăn xin, sống dựa vào nhau trong căn nhà dột nát

Sau khoảng thời gian đi làm con nuôi, chị Vân được trả về quê với bụng bầu vượt mặt, nương tựa mẹ già. Người thân lần lượt ra đi, chỉ còn 2 mẹ con chị sống tạm bợ, xin ăn qua ngày.

Theo chân ông Nguyễn Tứ Thuận - Trưởng Ban mặt trận xóm Thọ Sơn, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của 2 mẹ con chị Nguyễn Thị Vân (SN 1974, ở xóm Thọ Sơn, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Không tận mắt chứng kiến thì không hình dung được, ở địa phương vùng đồng bằng chỉ cách thành phố Vinh chưa đầy 10km vẫn còn những mảnh đời khốn khổ đến cùng cực.

Căn nhà cấp 4 của hai mẹ con được ông bà ngoại xây dựng từ nhiều năm về trước, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Cánh cửa chính dần mục nát, tường mốc meo, phía trên mái lợp phibro xi măng thủng nhiều chỗ, có thể rơi bất cứ lúc nào.

Hai mẹ con ngơ ngẩn trong căn nhà dột nát. Ảnh: TT

Hai mẹ con ngơ ngẩn trong căn nhà dột nát. Ảnh: TT

Chiếc giường là tài sản quý giá nhất cũng vừa sập, mẹ con chị đang chuyển đồ đạc sang nhà người anh trai ở tạm.

Thấy chúng tôi đến, chị Vân nhìn khách bằng ánh mắt sợ sệt. Trước sự ngỡ ngàng của những vị khách, ông Thuận phân trần: “Các chú đừng sợ, chị ấy tâm lý không bình thường, ít khi giao tiếp với người lạ”.

Ông Thuận cho biết, chị là con thứ ba trong gia đình bốn anh em. Bố mất sớm, không có đất sản xuất, mẹ chị ăn xin khắp các chợ, rau cháo nuôi các con qua ngày.

Đến năm lên 7 tuổi, gia cảnh quá túng quẫn, chị Vân được mẹ đem cho một người ở Hà Tĩnh nhận nuôi. Bẵng đi một thời gian, dân làng không còn ai biết tin tức về chị.

 Mái lợp thủng nhiều chỗ, khó có khả năng chống chọi khi vào mùa mưa bão. Ảnh: TT

Mái lợp thủng nhiều chỗ, khó có khả năng chống chọi khi vào mùa mưa bão. Ảnh: TT

Chiếc giường sập, mẹ con chị Vân di chuyển đồ đạc sang ở tạm nhà người anh trai. Ảnh: TT

Chiếc giường sập, mẹ con chị Vân di chuyển đồ đạc sang ở tạm nhà người anh trai. Ảnh: TT

Một ngày cuối năm 2006, người đi đường phát hiện chị Vân bên đường tránh TP Vinh (cách nhà khoảng 1km – PV) với bụng bầu vượt mặt. Kiểm tra trong túi phát hiện số tiền gần 2 triệu đồng cùng một tờ giấy có ghi vài thông tin cá nhân.

“Biết chị không tỉnh táo nên người xấu lợi dụng cưỡng hiếp rồi có bầu. Chị được người nhà đón về. Từ đó, chị càng sợ hãi, không dám bước chân ra khỏi nhà mà giấu mình một góc, chỉ tiếp xúc với người thân. Đầu năm 2007, chị hạ sinh cháu Nguyễn Đức Cường”, ông Thuận xót xa.

Chị Vân tranh thủ kiếm củi, mảnh gỗ vụn về nấu cơm. Ảnh: TT

Chị Vân tranh thủ kiếm củi, mảnh gỗ vụn về nấu cơm. Ảnh: TT

Sau khi bà ngoại mất, cuộc sống 2 mẹ con như rơi vào thế đường cùng, chị Vân “nối nghiệp” mẹ, bắt đầu chuỗi hành trình xin ăn ở chợ. Cùng đi với chị có người anh ruột Nguyễn Xuân Hòa. Anh Hòa trước đây là một người đàn ông khỏe mạnh, nhưng trải qua cơn tai biến “thập tử nhất sinh”, anh trở nên chậm chạp, đi lại khó khăn.

“Sáng sớm, 2 anh em chở nhau đến chợ gần nhà. Tầm trưa muộn, mang theo con cá, miếng thịt người ta cho về nấu ăn. Hôm nào mưa lớn ở nhà kiếm rau dại ăn trừ bữa”, ông Thuận chia sẻ.

Anh Hòa ngày ngày cùng chị Vân đi xin ăn khắp các chợ gần nhà. Ảnh: TT

Anh Hòa ngày ngày cùng chị Vân đi xin ăn khắp các chợ gần nhà. Ảnh: TT

Nỗi truân chuyên của người phụ nữ tâm thần này chưa dừng lại ở đó. Cách đây 8 năm, chị bị một người đàn ông say rượu cưỡng hiếp bên đường dẫn đến có thai. Quá hoảng loạn, chị không biết người đàn ông ấy là ai.

Bởi tự sinh tại nhà, không được chăm sóc y tế kịp thời, đứa trẻ vừa chào đời đã ra đi mãi mãi. Dân làng xót thương, chung tay tiễn đưa đứa trẻ xấu số.

Ước mong có ngôi nhà nhỏ

Không có lấy nổi chiếc ghế khi thấy khách đến, Cường vội thu dọn đồ đạc, tìm chỗ “sạch đẹp” nhất mời ngồi. Lớn lên không biết bố là ai, 16 tuổi, Cường trở thành người đàn ông trụ cột trong gia đình, làm chỗ dựa cho người mẹ ngơ ngẩn.

Mẹ con chị Vân sống dựa vào khoản tiền trợ cấp hằng tháng. Ảnh: TT

Mẹ con chị Vân sống dựa vào khoản tiền trợ cấp hằng tháng. Ảnh: TT

Khả năng tiếp thu kém, học hết lớp 5, em nghỉ hẳn ở nhà. Giờ đây, Cường hoàn toàn quên mất cách đọc, viết. Thương cho cậu bé nghèo, người trong làng làm nghề dựng rạp cưới thường xuyên thuê làm thêm. Ngày rảnh rỗi thì em nhận bốc vác ở chợ.

Gia đình neo người, ông bà đã mất nên hai mẹ con bám vào nhau để sống. Hàng xóm dù thương nhưng cũng không hỗ trợ được gì nhiều cho mẹ con chị Vân.

Lãnh đạo xã Nghi Vạn (huyện Nghi Lộc) chia sẻ, gia đình chị Nguyễn Thị Vân thuộc diện nghèo khó trên địa bàn. Phía chính quyền luôn tạo điều kiện để hỗ trợ nhưng cũng không được bao nhiêu. Rất mong các nhà hảo tâm, bạn đọc gần xa lưu tâm giúp đỡ để 2 mẹ con có thể trang trải cuộc sống.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Vân, ở xóm Thọ Sơn, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.086 (mẹ con chị Vân)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

Trần Văn Tuyên

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/hai-me-con-di-an-xin-song-dua-vao-nhau-trong-can-nha-dot-nat-2130489.html