Hải quân Mỹ triển khai vũ khí laser mới trên hạm
Theo thông tin từ Lầu Năm góc, Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên triển khai tổ hợp vũ khí laser mới với tên gọi ODIN trên chiến hạm với nhiệm vụ chính là vô hiệu hóa và tiêu diệt các phương tiện bay không người lái của đối phương. Tổ hợp ODIN hiện là một trong những chương trình vũ khí laser đang được Lầu Năm góc đầu tư phát triển với nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa.
Tổ hợp ODIN được cài đặt trên chiến hạm USS Dewey và là một phần chương trình phát triển vũ khí laser năng lượng cao thể rắn. Nếu đạt hiệu quả trong quá sử trình sử dụng, các biến thể khác của ODIN với công suất phát laser mạnh tới 150 Kilowatt trên tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ.
Bộ chỉ huy Hệ thống vũ khí hải quân Mỹ (NAVSEA) cho biết, quá trình phát triển tổ hợp ODIN đã kéo dài hơn 2 năm và việc lắp đặt lên chiến hạm USS Dewey là giai đoạn đánh giá chất lượng cuối cùng để hoàn thiện.
Căn cứ vào những hình ảnh của tổ hợp ODIN được công bố, giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, vũ khí laser mới hoàn toàn đáp ứng vai trò của tổ hợp đánh chặn tầm cực ngắn (CIWS) trên hạm. Trước đó, Hải quân Mỹ cũng từng thử nghiệm LaWS với vai trò là vũ khí phòng thủ, nhưng nguyên mẫu dòng vũ khí laser này cồng kềnh hơn nhiều so với ODIN.
Hiện tại, xu hướng phát triển các dòng vũ khí laser đang được coi là tương lai. Quân đội Mỹ đang dẫn đầu thế giới về công nghệ laser quân sự. Với hàng loạt chương trình phát triển công nghệ hướng tới ứng dụng trong các lĩnh vực quân sự. Hiện tại, Lầu Năm góc đang định hướng sử dụng vũ khí laser cho nhiệm vụ phòng thủ, phòng không để khắc phục những hạn chế của các dòng vũ khí phòng không truyền thống. Trong năm tài khóa 2020, Lầu năm góc chi tới 1,1 tỷ USD cho các chương trình phát triển vũ khí laser mới. Không chỉ có Mỹ, nhiều quốc gia khác trên thế giới như Nga, Trung Quốc và châu Âu cũng đang tích cực phát triển nhiều dạng vũ khí laser sử dụng các nguyên tắc vật lý khác nhau.
Trong lĩnh vực vũ khí laser, Mỹ chính là quốc gia đi đầu với các chương trình phát triển tiên phong từ những năm 1970. Tuy nhiên, những giới hạn công nghệ và hiệu quả trong chiến đấu kém đã khiến chúng bị hủy bỏ hoặc trì hoãn trong quá khứ.
Một trong dự án vũ khí laser đầy tham vọng của Lầu Năm góc trong quá khứ chính là laser hàng không với mục tiêu vô hiệu hóa và phá hủy các tên lửa đạn đạo của đối phương ngay sau khi chúng rời bệ phóng. Trong các thử nghiệm thực tế, laser hàng không đã không chứng minh được hiệu quả và nền tảng phòng thủ tên lửa của Mỹ vẫn phải dựa vào các loại vũ khí truyền thống như Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3.