Hải quan Tân Sơn Nhất: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Hải quan Tân Sơn Nhất yêu cầu các đội công tác triển khai các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hành lý, hành khách.
Lập chương trình hành động đấu tranh chống buôn lậu
Chi Cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vừa ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Mục đích của Kế hoạch nhằm phát huy kết quả đấu tranh phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm trong giai đoạn 9 tháng đầu năm. Tiếp tục duy trì và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, chủ động trong công tác phối hợp, kiểm tra để kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ nhằm mục đích buôn lậu, trốn thuế, lừa dối nguời tiêu dùng và các hoạt động tội phạm khác vi pham pháp luật Hải quan góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài; đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của các đối tuợng tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh qua địa bàn.
Kế hoạch yêu cầu các đội công tác bám sát nội dung Kể hoạch công tác tác kiểm soát hải quan năm 2023 của Chi cục ban hành số 03/KH-SB ngày 02/02/2023; chỉ tiêu các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát được phân bổ thực hiện trong năm 2023, quán triệt và triển khai hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389, Bộ Tài chính, UBND TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thành phố đến toàn thể cán bộ công chức nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu; đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong tình hình thục tiễn.
Nắm vững diễn biến tình hình thực tế tại địa bàn; chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hành lý, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh, ngăn chặn có hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vàng, ngoại tệ, động thực vật hoang dã quý hiếm, sản phẩm động vật hoang dã... qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Về biện pháp thực hiện, Kế hoạch yêu cầu Đội trưởng các Đội công tác chủ động lập chương trình hành động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua địa bàn thật cụ thể để triển khai hiệu quả Kế hoạch của Chi cục.
Chấn chỉnh, nhắc nhở cán bộ công chức nghiêm túc chấp hành kỳ luật, kỷ cương và quy tắc ứng xử của ngành, tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ, quyết tâm hoàn thành vuợt mức chi tiêu nghiệp vụ kiểm soát năm 2023 do Chi cục phân bổ đến từng Đội công tác.
Xác định mặt hàng, đối tượng trọng điểm
Tại Kế hoạch nêu rõ, Đội Thủ tục Hàng hóa xuất khẩu bám sát nội dung kế hoạch triển khai công tác kiểm soát Hải quan năm 2023 của Chi cục ban hành số 03/KH-SB ngày 02/02/2023, tập trung rà soát các mặt hàng trọng điểm; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát thích hợp để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phát hiện vụ việc vi phạm hành chính về hải quan.
Đồng thời, tăng cuờng hiệu quả công tác soi chiếu, soi chiếu có trọng tâm đối với hàng hóa xuất khẩu, chuyển luồng kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu nghi vấn đối với các lô hàng xuất khẩu đi các nước thuộc tuyến trọng điểm về ma túy.
Chủ động phối hợp với Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan để chuyển luồng kiểm tra, kiểm soát đối với những tờ khai luồng xanh xuất khẩu đi các nước thuộc tuyến trọng điểm như Australia, Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc. Cảnh báo hành vi xuất khẩu ma túy, tiền chất ma túy theo loại hình hàng phi mậu dịch xuất khẩu sang Australia (quá cảnh sang Singapore), Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật. Hàng hóa gian lận xuất xứ Việt Nam xuất đi thị trường Mỹ, châu Âu…
Mặt hàng trọng điểm gồm: Ma túy, tiền chất; vàng, ngoại tệ, đá quý, cổ vật; hàng hóa vi phạm công ước Cites; thuốc lá, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ; hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu có điều kiện...
Đối tượng trọng điểm gồm: Doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng yêu cầu có giấy phép; các cá nhân thuờng xuyên xuất khẩu phi mậu dịch số lượng lớn, liên tục...; đối tượng trọng điểm khác thu thập được qua công tác rà soát, thống kê, quản lý rủi ro, nắm tình hình và xác lập lên danh sách do Đội Thủ tục Hàng hóa Xuất khẩu, Đội Giám sát và kiểm soát Hải quan thực hiện.
Chuyến bay trọng điểm gồm: Các chuyến bay đi các quốc gia: Singapore, Nhật, Đài Loan, Trung quốc, Hong Kong, Malaysia, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Đối với Đội Thủ tục Hàng hóa nhập khẩu, căn cứ theo các tiêu chí quản lý rủi ro trọng tâm và danh sách Doanh nghiệp trọng điểm của Đội xác lập; danh mục mặt hàng, đổi tượng trọng điểm liệt kê tại Kế hoạch số 03/KH-SB ngày 02/02/2023 tăng cường kiểm tra, phát hiện các trường hợp đối tượng né tránh khai báo tên hàng nhập khẩu có liên quan đến lĩnh vực động vật, thực vật hoang dã và các sản phẩm động vật hoang dã.
Đồng thời, phân tích, đánh giá các trường hợp lợi dụng quản lý rủi ro để đuợc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, lợi dụng thông thoáng hải quan điện tử, hệ thống VNACCS/VCIS, giả mạo chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan. Nâng cao kỹ năng các khâu tiếp nhận, kiểm tra chứng từ khai báo, kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa,...
Thường xuyên tăng cường kỹ năng nghiệp vụ, soi chiếu cho công chức làm nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả phát hiện vi phạm qua hình ảnh soi chiếu, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời tránh để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại. Cảnh giác đối với các trường hợp xin hủy hoặc điều chỉnh tờ khai theo tuyến trọng điểm đã được cảnh báo, mặt hàng dễ lợi dụng để cất giấu, trà trộn các loại ma túy, tiền chất...
Kiểm tra thông tin tờ khai, đối chiếu vận đơn, manifest, hồ sơ rủi ro, cảnh báo nghi vấn liên quan đến mã số, giá tính thuế, số lượng, chủng loại, xuất xứ... để phát hiện tờ khai nhập khẩu luồng xanh không thuế có thông tin trùng thời gian đăng ký hoặc lợi dụng để xuất khống, hoàn thuế, xuất hàng không đúng khai báo.
Thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát, giám sát cơ động
Kế hoạch cũng yêu cầu Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan thực hiện quy trình thủ tục giám sát kiểm soát Hải quan trên địa bàn khu vực sân bay quốc tế theo đúng quy định hiện hành.
Đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Chi cục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát hải quan đối với các Đội công tác Chi cục; đảm bảo hoàn thành tốt chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm soát hải quan năm 2023 được giao.
Bên cạnh đó, tham mưu, cảnh báo các phương thức thủ đoạn thường được các đối tượng lợi dụng để vi phạm và các thủ đoạn mới phát sinh để phổ biến cho các Đội công tác quán triệt, kịp thời nhận diện và triển khai có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát, giám sát cơ động nắm tình hình các hoạt động ở tất cả vị trí cổng, cửa trên địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu; phát huy tối đa việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ trong việc giám sát trực tuyến đạt hiệu quả cao; bố trí, phân công công chức hiện diện thường xuyên tại tất cả các cổng, cửa khu vực nhà ga, sân đỗ. Đảm bảo hiệu quả xử lý và hồi báo tin báo trực ban kịp thời và đúng quy định hiện hành.
Chủ động phối hợp, chia sẻ thông tin với Đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu, Đội Thủ tục Hàng hóa xuất khẩu trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiêm soát đau tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa.
Thu thập thông tin, tra cứu rà soát dữ liệu trên các chương trình nghiệp vụ hải quan; đề xuất phương án soi chiếu trước, giám sát trọng điểm, phối hợp soi chiếu... các lô hàng trọng điểm, tuyến hàng hóa xuất nhập khẩu trọng điểm, báo cáo lãnh đạo Chi cục lên phuơng án đấu tranh. Tổ chức thực hiện giám sát 24/24 giờ đối với các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chuyên dùng, con nguời của đơn vị Hàng không khi đi qua Cổng 8.
Ngoài ra, thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động cung ứng tàu bay: Hoạt động cung ứng suất ăn và tái xuất đồ uống; hoạt động cung ứng, tái xuất xăng dầu cho các chuyến bay quốc tế. Bố trí, phân công công chức lực lượng giám sát chặt chẽ đối với các phuơng tiện vận chuyển, con người của các đơn vị hàng không khi di qua Cổng 2A (cung ứng suất ăn hàng không).
Tăng cường nắm tình hình, thu thập thông tin, kiểm soát chặt chẽ các lô hàng chuyển cửa khẩu về chuyển phát nhanh; hàng hóa vận chuyển độc lập từ sân bay Tân Sơn Nhất đi các sân bay khác và chiều nguợc lại; hàng quá cảnh, hàng gửi Kho Ngoại quan; thực hiện công tác soi chiếu theo quy định.
Trường hợp phát hiện nghi vấn tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với phuơng tiện vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát Hải quan và niêm phong hải quan đúng quy định tại Quyết định số 2811/QĐ-TCHQ ngày 29/12/2006 của Tổng cục Hải quan ban hành. Giám sát chặt chẽ cổng nội bộ ra vào nhà ga, tất cả hàng hóa, do dùng của cá nhân làm việc tại khu vực hạn chế khi ra, vào đều phải đuợc kiểm tra qua máy soi chiếu.