Trong năm nay, Hải quân Trung Quốc sẽ hình thành hoàn thiện cụm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) và đây là cụm thế hai mà họ tổ chức xong sau cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).
Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là trong thời gian đầu thế kỷ XXI là không thể phủ nhận. Hiện nay, sức mạnh của lực lượng này đã đứng thế hai trên thế giới, chỉ sau Hải quân Mỹ và vượt trội Hải quân Nga, là một lực lượng hải quân nước xanh thực thụ, có khả năng hiện diện và triển khai sức mạnh đến mọi vùng biển trên thế giới. Ảnh: Đội tiêu binh của Hải quân Trung Quốc.
Và để có khả năng có thể triển khai sức mạnh đến mọi vùng biển trên thế giới thì hải quân đó chắc chắn không thể thiếu các hàng không mẫu hạm có thể triển khai máy bay tiêm kích tấn công lẫn các loại trực thăng, máy bay cảnh báo sớm,… đa nhiệm vụ. Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu tới 2 chiếc tàu sân bay là chiếc Liêu Ninh (CV-16) và Sơn Đông (CV-17), cùng với đó là đang gấp rút đóng mới chiếc thứ 3 mang tên CV-18 lớp Type-003. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) mới được Trung Quốc đưa vào biên chế.
Thực ra việc có biên chế tàu sân bay không phải là điều quá khó khăn với các nước có nền quốc phòng phát triển và không phải cứ có tàu sân bay là sẽ trở thành một hải quân nước xanh thực thụ. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) của hải quân Trung Quốc.
Hải quân Mỹ hiện nay đang có 10 cụm tác chiến tàu sân bay với trọng tâm là 10 hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimizt, cùng với đó là 1 chiếc tàu sân bay lớp Ford đang gấp rút hình thành cụm tác chiến của riêng mình. Một cụm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khả năng vô cùng ghê gớm, thậm chí là có thể vượt trội sức mạnh của cả một hải quân và không quân của một quốc gia có nền quốc phòng trung bình khá cộng lại. Ảnh: Cụm tác chiến tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.
Kể cả đối với các quốc gia có quân đội phát triển, để có thể hành được được cụm tác chiến tàu sân bay là không hề dễ dàng. Ví dụ như Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay đang có trong biên chế hai chiếc hàng không mẫu hạm là chiếc HMS Queen Elizabeth (R08) và chiếc HMS Prince of Wales (R09), dù vậy vẫn chưa thể hoàn thành hai cụm tác chiến tàu sân bay. Nguyên nhân là do không có đủ số lượng máy bay F-35B để tác chiến. Chiếc R08 đáng lẽ ra phải hình thành xong cụm tác chiến từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa xong, còn tàu R09 thì tình hình càng tệ hơn. Theo tính toán thì chiếc R09 vẫn chưa thể hình thành xong cụm tác chiến ít nhất cho đến năm 2025. Ảnh: Hai chiếc tàu sân bay của hải quân Anh.
Trái ngược với tình trạng thê thảm của Hải quân Anh, Trung Quốc mới đây đã tuyên bố rằng tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) mới biên chế của họ đã hoàn thành tất cả các khóa huấn luyện trên biển, trong cuối năm nay hoặc chậm nhất là sang đầu năm sau, cụm tác chiến tàu sân bay này sẽ chính thức hình thành xong. Trước đó từ lâu, cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) đã hoạt động toàn diện và vô cùng tích cực, tạo sức mạnh cho Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) hiện nay có cảng nhà đặt tại cảng Tam Á của đảo Hải Nam, đây cũng là căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Trung Quốc. Đối tượng tác chiến chủ yếu của Hạm đội Nam Hải không gì khác ngoài khu vực Biển Đông nơi Trung Quốc đang có nhiều hành động bành trướng khiến các quốc gia láng giềng trên biển vô cùng quan ngại. Có thể thấy rằng thông tin cụm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông hình thành sẽ không phải là một tin vui gì đối với các nước Đông Nam Á đại dương. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông trong lễ gia nhập biên chế.
Tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) thuộc lớp Type-002 do Trung Quốc tự đóng dựa trên thiết kế chiếc Liêu Ninh (CV-16) lớp Type-001. Thực ra, Liêu Ninh chính là chiếc hàng không mẫu hạm Varyag được đóng trong cuối thời Liên Xô và sau đó được Trung Quốc mua lại từ Ukraine rồi về hoàn thiện nốt, về cơ bản nó có khả năng tương đương với chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga. Tuy nhiên, Sơn Đông có sự cải tiến hơn khi đã loại bỏ các tổ hợp tên lửa chống hạm tầm xa để mở rộng khả năng mang theo nhiều máy bay hơn. Ảnh: So sánh sự tương đồng giữa Liêu Ninh (trên) và Sơn Đông (dưới).
Sở dĩ người Liên Xô trang bị cho hàng không mẫu hạm của họ tên lửa chống hạm tầm xa bởi tâm lý lo sợ bị tấn công và sự thiếu thốn tàu chiến có khả năng chống hạm mạnh mẽ trong biên đội tác chiến tàu sân bay. Đó là một lý thuyết đã lỗi thời bởi người Trung Quốc đã phát triển cụm tác chiến tàu sân bay của họ vô cùng mạnh mẽ, với nòng cốt là khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Type-055 trong biên đội có khả năng trang bị tới 112 ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS có thể triển khai chống hạm, phòng không và cả tấn công mặt đất. Do đó, trang bị tên lửa chống hạm cho tàu sân bay la quá thừa thãi. Ảnh: Cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh.
Có thể nói rằng, sự phát triển vượt bậc của hải quân Trung Quốc chính là điều tất yếu nhưng cũng chứa nhiều hoài nghi, sự tăng trưởng quá nhanh cũng đồng nghĩa với những nghi vấn về chất lượng cũng như khả năng chiến đấu so với các loại vũ khí tương đương của Nga hay Phương Tây. Ảnh: Lễ gia nhập biên chế tàu khu trục Type-055 số hiệu 101.
Video Tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan - Nguồn: Sputnik