Theo thông tin vừa được đăng tải trên Báo Hải Quân Việt Nam, toàn bộ các trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam hiện tại đều đã được khôi phục khả năng hoạt động 100% năng lực. Nguồn ảnh: QPVN.
Đây là một tín hiệu khá vui mừng vì Việt Nam chỉ có trong tay 8 trực thăng săn ngầm loại này và hiện nay, các trực thăng Ka-28 cũng đều đã "quá tuổi". Nguồn ảnh: Forpost.
Việc trang bị các trực thăng săn ngầm Ka-28 cho các khinh hạm của Việt Nam sẽ giúp các tàu chiến của ta tăng khả năng kiểm soát trên biển và cơ động hơn trong nhiều tình hình tác chiến. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Không chỉ hoạt động như một công cụ săn ngầm hiệu quả, Ka-28 hoàn toàn có thể được sử dụng như một hoa tiêu trên cao, với tầm nhìn tốt và bao quát rộng cho tàu mẹ. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp khẩn cấp, các trực thăng Ka-28 của Hải quân Việt Nam còn thực hiện được nhiệm vụ cứu hộ trên biển, tìm kiếm cứu nạn. Nguồn ảnh: TL.
Hiện tại, ngoài lực lượng hải quân Việt Nam, không quân của chúng ta cũng đang sở hữu hai chiếc trực thăng đồng trục loại này nhưng là Ka-32 phiên bản dành cho dân sự. Nguồn ảnh: Danviet.
So với Ka-28, Ka-32 bị cắt giảm đi rất nhiều tính năng đặc biệt là các tính năng chiến đấu quan trọng do nó không được thiết kế để tham gia tác chiến. Nguồn ảnh: Naval.
Ngoài khả năng dò tìm tàu ngầm của đối phương, các trực thăng Ka-28 của Việt Nam còn có khả năng triển khai vũ khí để tiêu diệt mục tiêu ngay khi phát hiện ra. Nguồn ảnh: QPVN.
Cận cảnh một quả ngư lôi được treo ở phía sau đuôi của trực thăng Ka-28, đây là vị trí treo vũ khí khá "dị" so với các loại trực thăng săn ngầm khác. Nguồn ảnh: Airplanes.
Ngoài việc bảo dưỡng tốt các tính năng chiến đấu cho trực thăng Ka-28, hải quân Việt Nam còn đạt được một thành tựu nữa đó là thiết kế lại khoang chứa máy bay trên các tàu Gepard 3.9 được ta mua từ Nga. Nguồn ảnh: FINJ.
Cụ thể, nhà chứa máy bay hình thang với bố trí bất hợp lý, không bao gồm cửa đóng mở trên bản gốc đã được chúng ta làm lại, thiết kế thành nhà chứa hai tầng cửa để có thể tạo điều kiện bảo quản tốt nhất cho các trực thăng săn ngầm khi làm nhiệm vụ trên biển. Nguồn ảnh: TASS.
Nguyên bản, nhà chứa này không có cửa do có thiết kế cực kỳ bất hợp lý. Thiết kế nghiêng của nhà chứa trực thăng trên tàu Gepard 3.9 được cho là để giảm phát xạ radar, giúp tàu khó bị lộ diện. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên thiết kế nhà chứa hình thang này lại khiến cho các trực thăng khi đặt trên khinh hạm Gepard bị "thò" đuôi ra ngoài. Ở môi trường biển, các chi tiết kim loại và linh kiện trên trực thăng sẽ bị ăn mòn rất nhanh nếu bảo quản theo kiểu "phơi mưa phơi nắng" như thế này. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng đồng trục Ka-25 - "cha đẻ" của Ka-27, Ka-28 và Ka-32 sau này.
Khắc Đôn