Sau ngày 30/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu giữ và tái trang bị chiến hạm HQ-15 Phạm Ngũ Lão - vốn từng là tàu tuần duyên của cảnh sát biển Mỹ được nghỉ hưu năm 1970. Sau khi đưa vào biên chế, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đặt phiên hiệu mới cho con tàu này là HQ-01. Nguồn: Quansuvn
Thời điểm đó, chiến hạm HQ-01 tuy có lượng giãn nước rất lớn (gần 3.000 tấn) nhưng hỏa lực lạc hậu, ít ỏi. Cụ thể, nó chỉ được trang bị một bệ pháo hai nòng 127mm Mk12 Mod 1 được thiết kế từ những năm 1930. May là khẩu pháo này khá “hiện đại” khi có radar dẫn bắn, máy chỉ huy.
Khẩu pháo 127mm nòng kép này có tốc độ bắn ước đạt 15 phát/phút, góc nâng hạ nòng từ -15 độ tới 85 độ. Tầm bắn của pháo theo phương ngang (chống mục tiêu mặt nước) là 16.000m, trong vai trò chống máy bay thì tầm cao đạt được là 11.300m với góc nâng nòng 85 độ. Dùng đạn xuyên giáp, 127mm Mk12 có thể xuyên giáp dày 127mm ở cự ly bắn 3,6km, 51mm nếu bắn xa hơn 10mm.
Khẩu pháo 127mm Mk12 Mod 1 là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất trên tàu chiến HQ-01 thời bấy giờ. Với hỏa lực như vậy, con tàu khó lòng đáp ứng được yêu cầu bảo vệ vùng biển rộng lớn của Việt Nam mà đặc biệt là bảo vệ quần đảo Trường Sa trước sự nhòm ngó của nước ngoài. Chính vì thế, ngay từ năm 1975, Quân chủng Hải quân đã tính toán phương án cải tiến vũ khí chiến hạm HQ-01.
Theo đó, Bộ tư lệnh Hải quân đã có chủ trương nghiên cứu cải tiến đưa hệ thống tên lửa chống hạm P-15 từ tàu tên lửa nhỏ Project 183P Komar xuống tàu chiến HQ-01. Komar là loại tàu tên lửa đầu tiên mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam vào năm 1972. Loại tàu này được trang bị 2 ống phóng tên lửa P-15 Termit.
Năm 1976, đơn vị 173 (được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ) bắt đầu đưa toàn bộ hệ thống chỉ huy, bệ tên lửa xuống chiến hạm HQ-01, lắp thêm một bộ radar SPS-53 của Mỹ trên mặt boong chính để lấy số liệu phần tử bắn.
Ngoài ra tàu còn được mở rộng một phòng trên boong trung tâm để đặt thiết bị điều khiển, tăng cường gia cố khung xương và mặt boong tàu...
Cuối năm 1977 thì công việc thi công hoàn chỉnh. Đến ngày 30 Tết âm lịch Mậu Ngọ 1978, Bộ Tư lệnh tổ chức bắn thử nghiệm vào đảo Hòn Tý, một đảo nhỏ trong quần đảo Phú Quý. Kết quả sau khi tên lửa được bắn đi, đạn đã trúng mục tiêu. Tư lệnh Giáp Văn Cương đánh giá cao kết quả quá trình nghiên cứu cải tiến tên lửa P-15 đạt hiệu quả tốt và tặng bằng khen cho các đồng chí cán bộ, kỹ sư tham gia thực hiện đề án này. Ảnh: Tên lửa chống hạm P-15 trên tàu tên lửa Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) là loại tên lửa hành trình chống tàu được phát triển bởi Cục thiết kế Raduga, Liên Xô từ những năm. Tên lửa được thiết kế với kiểu thân hình trụ, khá đồ sộ cùng phần mũi tròn chứa radar tìm kiếm mục tiêu. Trên quả đạn có 2 cánh ở giữa thân (biến thể P-15M có thể gập lại để vừa kích cỡ ống phóng) cùng 3 cánh lái ở đuôi, một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn được gắn phía dưới để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng.
Quả đạn có chiều dài 5,8m, đường kính thân 0,76m, sải cánh 2,8m, trọng lượng phóng 2,3 tấn. P-15 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 454kg đủ sức đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước 4.000 tấn.
Tên lửa P-15 trên chiến hạm HQ-01 có tầm bắn từ 8-40km (biến thể P-15 trên tàu tên lửa Project 1241RE tăng lên đến 80km), tốc độ hành trình Mach 0.9 (cận âm thanh), radar tự dẫn của tên lửa bắt đầu được kích hoạt khi cách mục tiêu 11km (tự tìm, khóa mục tiêu, không cần sự can thiệp của tàu phóng). Trong hành trình bay, P-15 bay cách mặt nước biển 120-300m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu nó bay cách mặt nước vài chục mét.
Ngoài tên lửa chống hạm P-15, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn trang bị cho chiến hạm HQ-01 giá phóng tên lửa phòng không Strela-10 có tầm bắn 50-1.500m, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại…
. …ba bệ pháo phòng không 37mm…
…và cuối cùng là hai bệ pháo nòng kép 25mm. Sau cải tiến, HQ-01 trở thành chiến hạm đáng gờm. Với khả năng hoạt động tầm xa, trang bị tên lửa chống hạm và phòng không tương đối mạnh, HQ-01 đã góp phần bảo vệ vững chắc biển trời Tổ quốc những năm 1980 căng thẳng. Theo một số tài liệu, toàn bộ vũ khí cải tiến được gỡ bỏ khỏi HQ-01 vào cuối những năm 1990. Và có thể tàu HQ-01 cũng chính thức ngừng hoạt động kể từ đó.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN
PV