Hai vợ chồng trẻ 'khoác áo mới' cho sản phẩm gốm trứ danh xứ Quảng

Từ sản phẩm gốm truyền thống trứ danh xứ Quảng, hai vợ chồng trẻ ở làng gốm Thanh Hà đã cải tiến, khoác lên mình 'tấm áo mới' để chinh phục thị hiếu khách hàng.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ của Nguyễn Viết Lâm và Trần Thị Tuyết Nhung (khối Nam Diêu, phường Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) tấp nập du khách ghé tham quan, trải nghiệm và mua sắm. Hai vợ chồng năm nay đều bước sang tuổi 27 vừa vinh dự được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận danh hiệu thợ giỏi.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ của Nguyễn Viết Lâm và Trần Thị Tuyết Nhung (khối Nam Diêu, phường Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) tấp nập du khách ghé tham quan, trải nghiệm và mua sắm. Hai vợ chồng năm nay đều bước sang tuổi 27 vừa vinh dự được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận danh hiệu thợ giỏi.

Bên trong không gian trưng bày hàng ngàn sản phẩm gốm mỹ nghệ tọa lạc ven bờ sông Thu Bồn, Nguyễn Viết Lâm đang say sưa giới thiệu những bình hoa, bát, chén, chai, lọ,... bằng gốm, trong sự tò mò, háo hức của du khách.

Bên trong không gian trưng bày hàng ngàn sản phẩm gốm mỹ nghệ tọa lạc ven bờ sông Thu Bồn, Nguyễn Viết Lâm đang say sưa giới thiệu những bình hoa, bát, chén, chai, lọ,... bằng gốm, trong sự tò mò, háo hức của du khách.

Vãn khách, hai vợ chồng Lâm lại ngồi bên bàn xoay, bắt tay nhào nặn nên những sản phẩm gốm được "khai sinh" ở ngôi làng 500 năm trứ danh xứ Quảng.

Vãn khách, hai vợ chồng Lâm lại ngồi bên bàn xoay, bắt tay nhào nặn nên những sản phẩm gốm được "khai sinh" ở ngôi làng 500 năm trứ danh xứ Quảng.

Lâm chia sẻ, anh và vợ là đời thứ 6 tiếp nối nghề gốm tổ tiên truyền lại. "Vừa tốt nghiệp THPT (năm 2015), em quyết định từ bỏ giảng đường để theo đuổi nghề làm gốm hàng trăm năm của làng. Lúc ấy, cha mẹ em nửa mừng nửa lo. Lo vì nghề gốm thời buổi bây giờ bấp bênh, thu nhập không cao. Còn mừng vì em là một trong số ít truyền nhân hiếm hoi của làng muốn giữ lửa nghề gốm" - Lâm nhớ lại.

Lâm chia sẻ, anh và vợ là đời thứ 6 tiếp nối nghề gốm tổ tiên truyền lại. "Vừa tốt nghiệp THPT (năm 2015), em quyết định từ bỏ giảng đường để theo đuổi nghề làm gốm hàng trăm năm của làng. Lúc ấy, cha mẹ em nửa mừng nửa lo. Lo vì nghề gốm thời buổi bây giờ bấp bênh, thu nhập không cao. Còn mừng vì em là một trong số ít truyền nhân hiếm hoi của làng muốn giữ lửa nghề gốm" - Lâm nhớ lại.

Chỉ sau 1 năm chập chững bước vào nghề, Lâm nên duyên chồng vợ với Trần Thị Tuyết Nhung - cô gái không sinh ra ở Thanh Hà nhưng bỗng dưng dành tình yêu mãnh liệt và bày tỏ sự thích thú với những sản phẩm làm ra từ gốm.

Chỉ sau 1 năm chập chững bước vào nghề, Lâm nên duyên chồng vợ với Trần Thị Tuyết Nhung - cô gái không sinh ra ở Thanh Hà nhưng bỗng dưng dành tình yêu mãnh liệt và bày tỏ sự thích thú với những sản phẩm làm ra từ gốm.

"Khi về nhà chồng, em cũng tập tành làm quen với các công đoạn của nghề gốm như thấu đất, chuốt gốm, trang trí hoa văn, tráng men và nung gốm. Mất chừng vài tháng, cả hai vợ chồng bắt đầu thạo nghề nhưng thu nhập từ các sản phẩm bán ra rất thấp" - Nhung nói.

"Khi về nhà chồng, em cũng tập tành làm quen với các công đoạn của nghề gốm như thấu đất, chuốt gốm, trang trí hoa văn, tráng men và nung gốm. Mất chừng vài tháng, cả hai vợ chồng bắt đầu thạo nghề nhưng thu nhập từ các sản phẩm bán ra rất thấp" - Nhung nói.

Theo Nhung, sở dĩ gốm mang thương hiệu Thanh Hà khó cạnh tranh với các loại gốm nổi tiếng khác như Bát Tràng là do hoa văn không được bắt mắt, bản thân gốm đất nung cũng dễ vỡ nên khó có thể trở thành món quà lưu niệm để du khách mang về nước.

Theo Nhung, sở dĩ gốm mang thương hiệu Thanh Hà khó cạnh tranh với các loại gốm nổi tiếng khác như Bát Tràng là do hoa văn không được bắt mắt, bản thân gốm đất nung cũng dễ vỡ nên khó có thể trở thành món quà lưu niệm để du khách mang về nước.

Xuất phát từ những "yếu điểm" trên, sau khi bàn bạc, gia đình Lâm quyết định "khoác áo mới" cho sản phẩm gốm truyền thống của làng. Nhắc đến đây, Lâm kể tiếp: "Năm 2016, ba em được chính quyền thành phố tạo điều kiện sang Nhật để tham quan, học hỏi mô hình sản xuất gốm, đặc biệt là tiếp cận công nghệ lò nung điện. Khi quay trở về, cả nhà quyết định đầu tư mua lò nung điện hơn 100 triệu đồng, kết hợp tráng men với mục đích tạo độ bền chắc cho các sản phẩm gốm làm ra. Tuy nhiên, suốt 4 năm đầu thử nghiệm, mẻ nào ra lò cũng bị vỡ vụn".

Xuất phát từ những "yếu điểm" trên, sau khi bàn bạc, gia đình Lâm quyết định "khoác áo mới" cho sản phẩm gốm truyền thống của làng. Nhắc đến đây, Lâm kể tiếp: "Năm 2016, ba em được chính quyền thành phố tạo điều kiện sang Nhật để tham quan, học hỏi mô hình sản xuất gốm, đặc biệt là tiếp cận công nghệ lò nung điện. Khi quay trở về, cả nhà quyết định đầu tư mua lò nung điện hơn 100 triệu đồng, kết hợp tráng men với mục đích tạo độ bền chắc cho các sản phẩm gốm làm ra. Tuy nhiên, suốt 4 năm đầu thử nghiệm, mẻ nào ra lò cũng bị vỡ vụn".

"Chỉ tới khi dịch COVID-19 bùng phát, vợ chồng em cùng ba mẹ mới có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu. Cuối cùng, mọi người cũng tìm ra nguyên nhân khiến mình thất bại. Mấu chốt nằm ở chỗ, đối với nung lò truyền thống, đồ gốm nhào nặn ra chỉ cần nung ở nhiệt độ từ 600-700 độ C. Còn với lò nung điện là hơn 1.000 độ C, mà trong quá trình nung, mình lại thay đổi nhiệt độ đột ngột nên sản phẩm ra lò bị vỡ hết" - Nhung tiếp lời chồng.

"Chỉ tới khi dịch COVID-19 bùng phát, vợ chồng em cùng ba mẹ mới có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu. Cuối cùng, mọi người cũng tìm ra nguyên nhân khiến mình thất bại. Mấu chốt nằm ở chỗ, đối với nung lò truyền thống, đồ gốm nhào nặn ra chỉ cần nung ở nhiệt độ từ 600-700 độ C. Còn với lò nung điện là hơn 1.000 độ C, mà trong quá trình nung, mình lại thay đổi nhiệt độ đột ngột nên sản phẩm ra lò bị vỡ hết" - Nhung tiếp lời chồng.

Vậy là sau "quả đắng" nếm trải suốt nhiều năm, giờ đây, các sản phẩm của cơ sở vợ chồng Lâm sản xuất ra đã đạt độ hoàn hảo tuyệt đối. Đặc biệt với lớp men tráng bên ngoài, cộng với hoa văn bắt mắt, những sản phẩm gốm của gia đình Lâm trở thành món quà lưu niệm được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện tại, cơ sở của hai vợ chồng Lâm đang hợp đồng phân phối sản phẩm cho nhiều cửa hàng kinh doanh gốm ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nam...

Vậy là sau "quả đắng" nếm trải suốt nhiều năm, giờ đây, các sản phẩm của cơ sở vợ chồng Lâm sản xuất ra đã đạt độ hoàn hảo tuyệt đối. Đặc biệt với lớp men tráng bên ngoài, cộng với hoa văn bắt mắt, những sản phẩm gốm của gia đình Lâm trở thành món quà lưu niệm được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện tại, cơ sở của hai vợ chồng Lâm đang hợp đồng phân phối sản phẩm cho nhiều cửa hàng kinh doanh gốm ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nam...

Nguồn VTC: https://vtc.vn/hai-vo-chong-tre-khoac-ao-moi-cho-san-pham-gom-tru-danh-xu-quang-ar851115.html