Hạn chế sử dụng túi ni-lon bắt đầu từ ý thức của người dân

Không thể phủ nhận những tiện ích của túi ni lon trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên, thói quen sử dụng túi ni-lon đã vô tình gây hại đến sức khỏe con người và môi trường sống, bởi vậy, loại bỏ túi ni lon là một việc làm cần thiết và phải bắt đầu từ ý thức của mọi người dân.

Rau xanh được gói bằng lá chuối ở cửa hàng nông sản sông Vân. Ảnh: PV

Hiện nay,khó bắt gặp hình ảnh người đi chợ xách theo những chiếc làn nhựa để đựng thựcphẩm, rau xanh, hoa quả... Đối với những người đi làm về tranh thủ qua chợ muathức ăn thì việc mang theo làn là không thể, bởi vậy túi ni lon vẫn là lựa chọn“tối ưu”. Từ đồ ăn chế biến sẵn như giò, chả, bánh đến những thực phẩm tươisống như rau, đậu, thịt, cá, trái cây, thậm chí chỉ vài củ gừng, củ tỏi, vàinhánh hành, quả ớt tươi ... mỗi loại thực phẩm đều được đựng trong một túi nilon riêng.

Chị Nguyễn Thị Nga ở Quỳnh Lưu (Nho Quan) cho biết, chị cũng nghenhiều trên đài báo nói về tác hại của túi ni lon, nhưng việc sử dụng túi ni lonrất tiện và đã trở nên phố biến, rất khó bỏ. Ngay cả khi dùng làn đi chợ, tuycó bớt được vài chiếc túi, chị vẫn phải dùng túi ni-lon để phân loại thực phẩmchín và sống chứ không thể bỏ hoàn toàn.

Túi ni-lon cógiá thành thấp, được người bán hàng sử dụng thoải mái, nhiều người còn lạm dụngtúi ni-lon, khi mua cá, thịt tại chợ, thay vì dùng 1 túi ni lon, người mua hàngsẽ yêu cầu dùng 2 lượt túi vì sợ vấy bẩn.

Theo số liệu khảo sát của các ngànhchức năng, mỗi ngày, một người đi chợ sẽ sử dụng trung bình 10 túi ni-lon vàtrung bình mỗi hộ gia đình 1 tháng có thể dùng tới 1kg túi ni-lon.

Với mức độsử dụng túi ni-lon như trên, trong khi việc tái sử dụng túi ni-lon lại rất hạnchế thì việc túi ni-lon chất thành núi tại những bãi rác, trôi lập lờ phủ kíncả một góc hồ, kênh mương hay bay vãi khắp nơi là điều không hiếm gặp.

Điều đókhiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề và rất mất mỹ quan. Túi ni-lon đang trởthành hiểm họa gây ô nhiễm môi trường. Tác hại của túi ni-lon được nhắc đến là:có hại cho phổi và ung thư nếu đốt cháy. Ngoài ra, túi ni-lon lâu phân hủy, gâyảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, nguy hại với đời sống tự nhiên.

Công tác vận động hạn chế sử dụng túi ni-loncũng đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng túi ni-lon vẫn được sử dụng một cách phổbiến.

Việc sản phẩm rau và các đồ thực phẩm được bọc bằng lá chuối, lá sen thaythế túi ni-lon những ngày qua tại các hệ thống siêu thị, một số cửa hàng đangtạo sức hút lớn và nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của người tiêudùng.

Là tín hiệu vui trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiêủtác hại của túi ni-lon và hướng đến lợi ích của cộng đồng. Thiết nghĩ, hànhđộng này nên được nhân rộng ra các chợ truyền thống.

Để hạn chếsử dụng túi ni-lon, Nhà nước cần có chế tài về việc sử dụng túi ni-lon và đánhthuế cao với mặt hàng này. Làm tốt việc tuyên truyền về tác hại của túi ni-lonđối với con người và môi trường.

Khuyến cáo người đi chợ nên mang giỏ, làn đểđựng thực phẩm thay túi ni-lon. Sử dụng túi giấy, túi vải thân thiện với môitrường thay thế túi ni-lon. Có thể nói, việc thay đổi thói quen sử dụng túini-lon của người dân không thể thực hiện được trong ngày một, ngày hai mà cầnphải có thời gian lâu dài.

Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, môĩngười dân cần nêu cao ý thức tự giác thực hiện, tiến tới loại bỏ thói quen sửdụng túi ni-lon để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môitrường sống.

Trần Mạnh Dũng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/han-che-su-dung-tui-nilon-bat-dau-tu-y-thuc-cua-nguoi-dan-20190710022945428p3c24.htm