Hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra đối với cây trồng
Hiện nay, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô năm 2023-2024. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán, thiếu nước đã khiến hàng chục nghìn hecta cây trồng bị ảnh hưởng. Các địa phương và bà con nông dân các khu vực này đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do hạn hán, thiếu nước gây ra.
Phó Cục trưởng Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Hồng Khanh cho biết: “Từ tháng 2 đến nay, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt so trung bình nhiều năm. Trong đó, khu vực Trung Bộ có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 36 đến 39 độ C, có nơi trên 40 độ C; tổng lượng mưa thiếu hụt từ 10 đến 40% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm”.
Qua thống kê, khu vực Trung Bộ dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi đạt 55% dung tích thiết kế. Khu vực này có 308/2.945 hồ chứa đang trữ dưới 50% dung tích thiết kế, bao gồm 82 hồ dưới mực nước chết gồm: Thanh Hóa 53 hồ, Quảng Nam 4 hồ, Bình Định 15 hồ, Ninh Thuận 5 hồ, Bình Thuận 5 hồ.
Trưởng phòng Quản lý vận hành và Tưới tiêu Nguyễn Mạnh Hùng
Còn tại khu vực Tây Nguyên lượng mưa thiếu hụt từ 45 đến 70% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm; khu vực Đông Nam Bộ, lượng mưa thiếu hụt từ 70 đến 95% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm.
Theo Trưởng phòng Quản lý vận hành và Tưới tiêu (Cục Thủy lợi) Nguyễn Mạnh Hùng: “Qua thống kê, khu vực Trung Bộ dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi đạt 55% dung tích thiết kế. Khu vực này có 308/2.945 hồ chứa đang trữ dưới 50% dung tích thiết kế, bao gồm 82 hồ dưới mực nước chết gồm: Thanh Hóa 53 hồ, Quảng Nam 4 hồ, Bình Định 15 hồ, Ninh Thuận 5 hồ, Bình Thuận 5 hồ”.
Tại các khu vực này đã có khoảng 24.726ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước. Trong đó, tỉnh Bình Thuận có 365ha, Kon Tum 106ha, Gia Lai 648ha, Đắk Lắk 2.056ha, Đăk Nông 10.721ha, Lâm Đồng 660ha, Bình Phước 10.170ha.
Riêng khu vực Tây Nguyên, dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi chỉ đạt 34% dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng 9%. Hiện, trong vùng có 621/1.303 hồ chứa trữ dưới 50% dung tích thiết kế, trong đó 110 hồ chứa nhỏ dưới mực nước chết gồm: Kon Tum 11 hồ, Gia Lai 2 hồ, Đắk Lắk 49 hồ, Đắk Nông 26 hồ, Lâm Đồng 22 hồ.
Tại các khu vực này đã có khoảng 24.726ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước. Trong đó, tỉnh Bình Thuận có 365ha, Kon Tum 106ha, Gia Lai 648ha, Đắk Lắk 2.056ha, Đắk Nông 10.721ha, Lâm Đồng 660ha, Bình Phước 10.170ha. Bên cạnh đó, hạn hán, thiếu nước cũng khiến hơn 2.600 hộ dân ở nhiều địa phương thiếu nước sinh hoạt.
Khu vực Trung Bộ, vụ đông xuân năm 2023-2024, dự báo diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước khoảng 1.200ha cây trồng. Đối với vụ hè thu 2024, diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng từ 20.700ha đến 34.200ha cây trồng.
Nhận định về tình hình hạn hán, thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa khô năm 2023-2024, Phó Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh cho rằng: “Theo dự báo của cơ quan chức năng, khu vực Đông Nam Bộ mùa khô còn kéo dài đến giữa tháng 5 và khu vực Trung Bộ đến hết tháng 8”.
Do đó, khu vực Trung Bộ, vụ đông xuân năm 2023-2024, dự báo diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước khoảng 1.200ha cây trồng thuộc tỉnh Bình Thuận. Đối với vụ hè thu 2024, diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng từ 20.700ha đến 34.200ha cây trồng (chiếm từ 2 đến 3% diện tích canh tác). Trong đó, Bắc Trung Bộ có 8.700ha đến 14.200ha; Nam Trung Bộ từ 12.000ha đến 20.000ha.
Khu vực Tây Nguyên, dự báo đến cuối mùa khô, tình trạng hạn hán, thiếu nước tại các công trình hồ chứa, đập dâng nhỏ và vùng ngoài công trình thủy lợi phục vụ tưới tiếp tục xảy ra. Dự kiến, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 16.000ha đến 27.000ha; hạn hán, thiếu nước dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng giữa tháng 5.
Còn tại khu vực Đông Nam Bộ, với lượng nước trữ của các hồ chứa thủy lợi hiện tại và lượng mưa dự báo trong thời gian tới, nguồn nước cơ bản bảo đảm cấp nước cho sản xuất vụ đông xuân năm 2023-2024 và vụ hè thu 2024 (đối với diện tích trong công trình thủy lợi phụ trách tưới).
Thời gian tới, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để nhận định tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh để làm cơ sở tổ chức vận hành công trình thủy lợi hiệu quả.
Phó Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh
Tuy nhiên, với khu vực ngoài công trình thủy lợi, dự báo nắng nóng và khô hạn còn tiếp diễn đến giữa tháng 5 nên nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với diện tích cây trồng bị ảnh hưởng từ 8.000ha đến 12.000ha.
Nhằm ứng phó với tình trạng này, Phó Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh cho rằng: “Thời gian tới, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để nhận định tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh để làm cơ sở tổ chức vận hành công trình thủy lợi hiệu quả”.
Mặt khác, các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước, phương án ứng phó, cấp nước sinh hoạt cho người dân và sản xuất; tập trung rà soát, kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi; vận động nhân dân chỉ tổ chức sản xuất ở các diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp nước cho cả vụ; các diện tích không đủ nước, xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Khu vực Trung Bộ, từ tháng 5 đến 7, nắng nóng tiếp tục có xu hướng gia tăng; tổng lượng mưa trong tháng 5 thiếu hụt từ 10 đến 30% so trung bình nhiều năm; dòng chảy trên một số sông thuộc các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Bình Thuận thiếu hụt từ 65% đến 80%.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng kế hoạch điều tiết chặt chẽ, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho hạ du phù hợp với khả năng lấy nước của công trình thủy lợi và tiết kiệm nước; chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân nơi có nguy cơ thiếu nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.
Đối với khu vực Trung Bộ, theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn Quốc gia, từ tháng 5 đến 7, nắng nóng tiếp tục có xu hướng gia tăng; tổng lượng mưa trong tháng 5 thiếu hụt từ 10 đến 30% so trung bình nhiều năm; dòng chảy trên một số sông thuộc các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Bình Thuận thiếu hụt từ 65 đến 80%.
Với ảnh hưởng của nắng nóng, nguồn nước trữ trong các công trình thủy lợi có thể bị hạ thấp nhanh và gia tăng nhu cầu dùng nước dẫn đến nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước diện rộng ở khu vực này. Trước thực trạng này, ngày 2/5, Cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị các địa phương khu vực Trung Bộ cần xây dựng, rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp; bao gồm các kịch bản về nguồn nước dự trữ trong công trình thủy lợi, khả năng xuất hiện mưa tiểu mãn.
Cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Tùng Phong cho rằng: “Các địa phương cần tổ chức kiểm kê nguồn nước trữ của các công trình thủy lợi, tính toán cân đối khả năng cung cấp trong thời gian còn lại của mùa khô; xác định lượng nước ưu tiên cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng; tăng cường áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng; nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đào ao, giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp trạm bơm dã chiến để lấy nước tối đa phục vụ sản xuất nông nghiệp...”.