Hạn hán lớn nhất thời cổ đại, hoàng đế xin mưa và phép màu khiến muôn dân kinh ngạc
Khoảng 500 năm trước đã từng xảy ra trận hạn hán lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến nhà nhà ly tán thậm chí còn 'ăn thịt đồng loại' do thiếu lương thực.
Theo sử sách ghi lại, cách đây khoảng 500 năm, đã từng xảy ra một trận hạn hán lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thời điểm đó, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm hay Sùng Trinh là hoàng đế. Vị hoàng đế này có tinh thần trách nhiệm cao trong việc triều chính. Không chỉ ngày đêm phê duyệt tấu chương điều hành đất nước còn biết tiết kiệm và tự giác, không ham mê nữ sắc.
Thế nhưng từ khi hoàng đế Sùng Trinh đăng cơ, khí hậu lại trở nên vô cùng khắc nghiệt, các loại thiên tai liên tục xảy ra, năm nào cũng có, trong đó hạn hán là thiên tai xuất hiện với tần suất cao nhất.
Căn cứ vào "Hán Nam Tục Quận Chí" ghi lại, năm đầu tiên Sùng Trinh tại vị, toàn bộ bầu trời đỏ như máu, năm thứ 5 đói kém, năm thứ 6 năm lũ lụt, năm thứ 7 nạn châu chấu mùa thu, đói to, năm thứ 9 có hạn hán rồi lại lũ lụt, dân không có nhà ở, phải tha phương cầu thực. Đến năm thứ 11, nạn châu chấu hoành hành, bay che trời, năm thứ 13 đại hạn, năm thứ 14 tiếp tục hạn hán.
Hạn hán đã gây ra tình trạng thiếu lương thực thường xuyên, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, khiến các địa phương rơi vào tình trạng vô cùng yếu ớt, cướp bóc hoành hành, khắp nơi đều có dân nổi loạn.
Tuần án Mã Mậu Tài khi đi đến Thiểm Tây đã ghi lại rằng, vào thời điểm đó, nhiều người kéo lên núi để tranh giành cây cỏ ăn được, ăn hết cây cỏ lại ăn sang đến vỏ cây, rồi ăn cả đất sét để cho đỡ đói. Điều này dẫn đến nhiều người chết vì chướng bụng.
Nhiều bậc cha mẹ bỏ rơi con cái và thậm chí hiện tượng ăn thịt đồng loại, đổi con cho nhau ăn là điều phổ biến vào thời điểm đó.
Sùng Trinh hoàng đế đã tự trách mình rất nhiều về việc này, cho rằng mình đã không làm hết trách nhiệm mới mang đến thiên tai. Ông bắt đầu ăn chay trường, tự tay viết "Tội kỷ chiếu" xin nhận tội về mình nhưng vẫn không có bất kỳ hiệu quả nào.
Trên bờ vực của sự sụp đổ, Sùng Trinh hoàng đế đã dẫn theo một trăm văn võ bá quan đi bộ 50 dặm từ Tử Cấm Thành đến vùng ngoại ô ở phía Nam để tổ chức đàn cầu mưa.
Hoàng đế Sùng Trinh quỳ hai đầu gối xuống đất, phủ phục thân mình rồi ngẩng đầu lên bầu trời khóc lớn, xin trời cao ban mưa.
Kỳ diệu thay, dường như ông Trời đã nghe thấy lời thỉnh cầu của Sùng Trinh hoàng đế, trong nháy mắt đã có một cơn mưa lớn kéo đến, đã mưa là mưa suốt 3 ngày, giải quyết nạn hạn hán bấy lâu, khiến muôn dân kinh ngạc.
Thế nhưng mặc dù hạn hán đã qua đi, nhưng vẫn còn tồn tại những thảm họa khác không dễ giải quyết như nạn đói, lũ lụt và nạn châu chấu, cuối cùng đã đưa nhà Minh vào con đường diệt vong.
Nhà Minh, quốc hiệu chính thức là Đại Minh, là triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 sau sự sụp đổ của triều đại nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo. Nhà Minh là hoàng triều Trung Quốc cuối cùng của người Hán.Tống cộng có 16 vị hoàng đế Đại Minh trị vì Trung Quốc trong 276 năm. Trong giai đoạn cầm quyền của họ, Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ ổn định về chính trị. Hồng Vũ Đế, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Nguyên, là hoàng đế Đại Minh đầu tiên. Sùng Trinh Đế, người treo cổ tự sát khi quân Đại Thuận tràn vào kinh đô Bắc Kinh, là hoàng đế Đại Minh cuối cùng.