Hạn, mặn bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long
Biến đổi khí hậu đang tiếp tục tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất và cuộc sống con người với các hình thái thời tiết cực đoan. Đặc biệt, trong năm nay, hiện tượng El Nino đã chính thức quay trở lại, và có thể duy trì sang năm 2024, khiến cho tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng gia tăng đột biến. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
Hầu như năm nào, các tỉnh ĐBSCL cũng xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra hạn, kiệt, mặn tại ĐBSCL là vào các năm có cực đoan khí hậu, thời tiết. Cường độ cực đoan càng mạnh, thời gian cực đoan càng kéo dài, không gian cực đoan càng mở rộng thì thiệt hại kinh tế - môi trường càng lớn. Minh chứng, một số mùa khô có mức độ hạn, kiệt, mặn nặng nề ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống ĐBSCL. 2 đợt hạn hán năm 2015-2016 và 2019-2020 được đánh giá là nghiêm trọng và tàn khốc nhất trong vòng 100 năm qua.
Năm nay, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL cũng đã có nhiều biến động. Trong tháng 5/2023, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, độ mặn phổ biến tại các trạm lớn hơn so với độ mặn cao nhất vào tháng 4/2022
Dự báo, tới năm 2050, gần 1/3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ chìm ngập dưới mực nước biển, và đây là thực trạng đáng lo ngại. Hạn, mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của cả vùng ĐBSCL.
Kim Thoa -
Kim Thanh -
Hiền Trang -
Công Tràng
Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/han-man-bua-vay-dong-bang-song-cuu-long-187409.htm