Hạn mặn, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (6-4), do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000 m nên ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa vừa và dông; riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40 đến 80 mm/24 giờ, riêng Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang có nơi hơn 100 mm/24 giờ. Trong mưa dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá: Cấp 1.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (6-4), do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000 m nên ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa vừa và dông; riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40 đến 80 mm/24 giờ, riêng Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang có nơi hơn 100 mm/24 giờ. Trong mưa dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá: Cấp 1.
Tổng cục Thủy lợi cho biết, nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xấp xỉ so với trung bình 10 năm gần đây. Tổng lượng dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông về ĐBSCL từ đầu mùa khô đến nay bình quân là 61,28 tỷ m3, cao hơn 4 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm, cao hơn 18,68 tỷ m3 so với mùa khô năm 2015-2016.
Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền nam, mực nước lũ đầu vụ năm 2021 tại Tân Châu (An Giang) sẽ cao hơn 1 đến 1,2 m so với cùng kỳ các năm 2019, 2020. Lũ chính vụ xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm 3,4 đến 3,8 m; cao hơn đỉnh lũ năm 2020 khoảng 0,5 đến 0,9 m.
Theo Ðài Khí tượng-Thủy văn khu vực Nam Bộ, từ ngày 9 đến 14-4 và từ 24 đến 28-4, xâm nhập mặn sẽ tăng cao, với 4g/l có thể xâm nhập vào sâu từ 40 đến 50 km ở các cửa sông Cửu Long; 85 đến 90 km trên sông Vàm Cỏ và 50 đến 55 km trên sông Cái Lớn, sau đó giảm dần.
Mưa dông từ ngày 3 đến 5-4 tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) khiến một người bị thương, 20 ha lúa, hoa màu thiệt hại; ba công trình thủy lợi gồm: Đập dâng nước Yên Phú, đập tạm Tịnh Thèn và công trình thủy lợi Lống Chấy bị hư hỏng. Tuyến giao thông ĐH13 qua xã Sơn Nam bị sạt lở 394,2m ta-luy âm... chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục thiệt hại.
Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại ĐBSCL đã từng bước được khắc phục. Theo đó, tỉnh Bến Tre đã đầu tư thiết bị lọc nước nhiễm mặn RO cho 12 trong số 35 trạm cấp nước để tạo đủ nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân.
Tại tỉnh Kiên Giang cũng bố trí kinh phí đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống, nâng cấp suất nhà máy cấp nước để bảo đảm cung cấp cho 9.000 hộ…
Tiền Giang đang triển khai đầu tư các hồ chứa nước ngọt tại 197,3 ha quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dự kiến ngăn kênh Nguyễn Tấn Thành làm hồ trữ nước ngọt cung cấp cho hơn 800 nghìn hộ dân mùa khô hạn.
Vụ lúa xuân 2021, tỉnh Nghệ An gieo cấy 90.300 ha lúa. Hiện, có hơn 1.300 ha lúa bị bệnh đạo ôn lá; trong đó, có gần 80 ha nhiễm nặng. Ngành nông nghiệp đã phun thuốc trừ bệnh đạo ôn cho toàn bộ diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh...
Tại hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có đến gần 50% diện tích cây hồ tiêu bị chết. Nguyên nhân do mưa kéo dài trong những tháng cuối năm 2020 làm đất bị ngập nước gây thối rễ khiến cây bị chết. Chính quyền địa phương đang thống kê và sẽ có chính sách hỗ trợ cho người dân...
Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/han-man-dich-benh-gay-nhieu-thiet-hai--641057/