Hạn mặn ở Tiền Giang: Người dân đội nắng, thức đêm chở từng can nước miễn phí

Miền Tây đang vào cao điểm của hạn mặn, nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn, khiến người dân phải đội nắng, thức đêm chở từng can nước ngọt miễn phí về sinh hoạt.

Video: Người dân Tiền Giang đội nắng, thức đêm để hứng nước

Di chuyển từ trung tâm huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về các xã Phước Trung, Tăng Hòa, Tân Phước… không khó bắt gặp cảnh người dân mang theo can nhựa đến các vòi nước công cộng để chờ hứng nước ngọt.

Di chuyển từ trung tâm huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về các xã Phước Trung, Tăng Hòa, Tân Phước… không khó bắt gặp cảnh người dân mang theo can nhựa đến các vòi nước công cộng để chờ hứng nước ngọt.

Dưới cái nắng hầm hập của tiết trời tháng 4, người dân kiên nhẫn chờ đợi để hứng đầy hai can nước ngọt loại 30 lít về sử dụng.

Dưới cái nắng hầm hập của tiết trời tháng 4, người dân kiên nhẫn chờ đợi để hứng đầy hai can nước ngọt loại 30 lít về sử dụng.

Miền Tây đang vào cao điểm của hạn mặn. Tiền Giang là tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố hạn mặn, thiếu nước khẩn cấp.

Miền Tây đang vào cao điểm của hạn mặn. Tiền Giang là tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố hạn mặn, thiếu nước khẩn cấp.

Tỉnh đã mở hơn 60 vòi nước công cộng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Tỉnh đã mở hơn 60 vòi nước công cộng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Ngoài các điểm nước cộng cộng, nhiều đoàn từ thiện cũng chở nhiều xe nước khối lượng lớn để hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các điểm nước cộng cộng, nhiều đoàn từ thiện cũng chở nhiều xe nước khối lượng lớn để hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh.

Xe chở nước sạch miễn phí từ TP.HCM, Long An... đổ về cung cấp nước cho người dân ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Xe chở nước sạch miễn phí từ TP.HCM, Long An... đổ về cung cấp nước cho người dân ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Mỗi lần có xe nước từ thiện tới, người dân thông báo cho nhau biết để mang can ra hứng nước.

Mỗi lần có xe nước từ thiện tới, người dân thông báo cho nhau biết để mang can ra hứng nước.

Bà Phạm Thị Liên (72 tuổi, ngụ xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết, do nguồn nước ngọt hiếm dần nên gia đình đã mua 10 can nhựa với để hứng nước. Mỗi ngày, gia đình 6 thành viên phải tiết kiệm, chỉ dùng tối đa 2 can nước.

Bà Phạm Thị Liên (72 tuổi, ngụ xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết, do nguồn nước ngọt hiếm dần nên gia đình đã mua 10 can nhựa với để hứng nước. Mỗi ngày, gia đình 6 thành viên phải tiết kiệm, chỉ dùng tối đa 2 can nước.

"Có nước như vầy là mừng lắm rồi vì trước đó nhà máy nước không cấp nước đủ, bà con thiếu nước tắm rửa sinh hoạt nên bứt rứt lắm", bà Liên nói.

"Có nước như vầy là mừng lắm rồi vì trước đó nhà máy nước không cấp nước đủ, bà con thiếu nước tắm rửa sinh hoạt nên bứt rứt lắm", bà Liên nói.

Theo bà Liên, miền Tây đang vào cao điểm của hạn mặn, khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Theo bà Liên, miền Tây đang vào cao điểm của hạn mặn, khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Vì thế, lượng người đến rất đông nên phải xếp hàng đợi tới lượt. Mặc dù ban đêm cũng phải xếp hàng đợi vì nếu không sẽ không có nước ngọt sử dụng.

Vì thế, lượng người đến rất đông nên phải xếp hàng đợi tới lượt. Mặc dù ban đêm cũng phải xếp hàng đợi vì nếu không sẽ không có nước ngọt sử dụng.

Mỗi lần đến lấy nước, người thì mang theo vài can, có người đem cả chục can để chở nước về.

Mỗi lần đến lấy nước, người thì mang theo vài can, có người đem cả chục can để chở nước về.

Theo người dân, hạn mặn kéo dài nước tích trữ đã sử dụng hết nên việc thiếu nước rất trầm trọng, do đó phải lấy nước kể cả ban đêm.

Theo người dân, hạn mặn kéo dài nước tích trữ đã sử dụng hết nên việc thiếu nước rất trầm trọng, do đó phải lấy nước kể cả ban đêm.

Gần một tháng qua, nhiều tuyến kênh, mương tại đây đang rơi vào tình cảnh cạn kiệt nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do xâm nhập mặn, tỉnh Tiền Giang phải đóng các cửa cống để ứng phó.

Gần một tháng qua, nhiều tuyến kênh, mương tại đây đang rơi vào tình cảnh cạn kiệt nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do xâm nhập mặn, tỉnh Tiền Giang phải đóng các cửa cống để ứng phó.

Nước ngọt tại huyện Gò Công Đông được xe bồn chở đến bán tận nhà với giá trung bình khoảng 100.000 đồng/m3. Đối với những hộ gia đình khó khăn, đây là một khoản chi phí rất lớn. Do đó, nhiều hộ lựa chọn đội nắng, thức đêm đi lấy nước.

Nước ngọt tại huyện Gò Công Đông được xe bồn chở đến bán tận nhà với giá trung bình khoảng 100.000 đồng/m3. Đối với những hộ gia đình khó khăn, đây là một khoản chi phí rất lớn. Do đó, nhiều hộ lựa chọn đội nắng, thức đêm đi lấy nước.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/han-man-o-tien-giang-nguoi-dan-doi-nang-thuc-dem-cho-tung-can-nuoc-mien-phi-ar863329.html