Hàn Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc
Ông Park Jin là quan chức cấp cao đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol thăm Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra chỉ 2 tuần trước khi 2 nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24/8 tới.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin vừa có chuyến thăm Trung Quốc. Diễn ra trong bối cảnh quan ngại gia tăng về khả năng Triều Tiên thử hạt nhân, chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Trung Quốc của ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin tập trung vào các vấn đề nổi cộm hiện nay như chuỗi cung ứng, vấn đề Triều Tiên và an ninh khu vực.
Ông Park Jin là quan chức cấp cao đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol thăm Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra chỉ 2 tuần trước khi 2 nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 24/8 tới.
Kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin
Trong chuyến thăm này, ông Park Jin đã trao đổi ý kiến với Ngoại trưởng Vương Nghị về nhiều vấn đề quan trong như việc xử lý của Hàn Quốc đối với Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối, vấn đề hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên, hợp tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu…
Từ đó, hai bên cũng đã đưa ra được kế hoạch hành động chung nhằm phát triển quan hệ 2 nước trong tương lai, tổ chức đối thoại 2+2, tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu, xóa bỏ khí C02, thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân nhân.
Trong giao lưu văn hóa, Hàn Quốc sẽ mở lại các sự kiện giới thiệu văn hóa Hàn Quốc đến với nhân dân Trung Quốc. Bởi khi thấu hiểu văn hóa thì sẽ thấu hiểu nhau ở nhiều vấn đề khác. Những hoạt động này sẽ được tiến hành ngay nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào cuối tháng 8 này.
Vấn đề THAAD là vấn đề mâu thuẫn lớn giữa hai nước, tồn tại nhiều năm và chưa thể giải quyết. Trong cuộc buổi họp báo ngày hôm qua (10/8), Ngoại trưởng Park Jin cho biết, vấn đề quan trọng nhất mà Hàn Quốc đã thông báo trực tiếp được cho phía Trung Quốc về lập trường của nước này liên quan đến việc tham gia hay có cam kết gì vào hệ thống Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)-vấn đề mà khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Theo đó, Hàn Quốc chỉ sử dụng việc này như một biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia trước uy hiếp của tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra không có một thỏa thuận và cam kết nào khác.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn có quan điểm cho rằng Hàn Quốc cần phải “xử lý một cách thích đáng” vấn đề này. Và ông Park Jin nhấn mạnh thêm quan điểm của Trung Quốc chỉ làm tổn hại tới quan hệ hai nước. Vấn đề Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối không phải là tất cả trong mối quan hệ hai nước.
Như vậy, 2 nước vẫn chưa thể giải quyết mâu thuẫn về lập trường trong vấn đề Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối. Có lẽ cần mất nhiều thời gian để hai bên có thể có những thỏa thuận ban đầu để khai thông vấn đề này.
Nỗ lực cải thiện quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Nhật Bản
Năm nay là kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó tháng 8 chính là thời điểm của ngày kỷ niệm này. Do vậy, chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả hai nước.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên đã đạt được khá nhiều đồng thuận sau chuyến thăm. Bên cạnh việc nhất trí tổ chức tốt lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhằm đem lại những kỳ vọng tích cực và ổn định hơn cho quan hệ song phương, hai bên còn đồng ý sớm đàm phán và ký kết Chương trình hành động chung về sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc trong tương lai giữa Bộ Ngoại giao hai nước, tổ chức Đối thoại chiến lược cấp cao và Đối thoại “2 + 2” về ngoại giao an ninh giữa Bộ Ngoại giao hai nước trong năm nay, tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu chung Ủy ban phát triển quan hệ Trung - Hàn trong tương lai, đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Trung - Hàn giai đoạn hai và phấn đấu sớm đạt được thỏa thuận...
Đặc biệt, theo phía Trung Quốc, hai bên đã đi sâu trao đổi về việc bố trí Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Hai bên cũng nêu rõ lập trường của mình, cho rằng “cần coi trọng các quan ngại an ninh của nhau và cố gắng xử lý thỏa đáng để vấn đề này không trở thành một trở ngại ảnh hưởng đến quan hệ song phương.”
Ngoài ra, theo truyền thông Hàn Quốc, trong cuộc gặp, ông Park Jin đã thông báo cho phía Trung Quốc về kế hoạch của chính phủ Hàn Quốc tham gia cuộc họp tham vấn sơ bộ của Liên minh bán dẫn “Chip 4” cùng với Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan của Trung Quốc. Đây có thể được coi là một động thái nhằm tránh sự hiểu lầm và trấn an Trung Quốc, bởi chúng ta đều biết, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và là quốc gia xuất khẩu các vật liệu bán dẫn lớn nhất cho Hàn Quốc. Bắc Kinh cũng là nhà cung cấp nhiều nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất chip, pin và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác cho Seoul.
Trong cuộc họp báo chiều 10/8, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đánh giá của Bắc Kinh về cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng hai nước là “mang tính xây dựng và đạt nhiều thành quả”, đồng thời khẳng định "Trung Quốc và Hàn Quốc đã xử lý mang tính giai đoạn vấn đề THAAD một cách ổn thỏa".
Quan hệ hai nước liệu có nồng ấm trở lại?
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hàn Quốc đến Trung Quốc diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm, khi quan hệ Trung – Mỹ đang trở nên căng thẳng sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Để không gây ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Park Jin cũng như mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc, trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc là nước đầu tiên đứng ra kêu gọi các bên kiềm chế liên quan đến chuyến thăm của bà Pelosi. Khi bà Pelosi đến Hàn Quốc từ Đài Bắc vào tối 3/8, các quan chức chủ chốt của Phủ Tổng thống và Bộ Ngoại giao nước này đã không ra đón tại máy bay. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, người đang trong kỳ nghỉ, cũng không gặp trực tiếp bà Pelosi. Ông đã trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà bà Pelosi không gặp được trong chuyến công du Đông Á lần này.
Trong khi đó, có phân tích cho rằng, kể từ khi lên nắm quyền, chính phủ của ông Yoon Suk Yeol đã phải đối mặt với lạm phát toàn cầu và áp lực kinh tế đi xuống. Thời gian gần đây, cuộc “cải cách giáo dục” có phần vội vàng đã trở thành một trong những lý do “trút giận” và thể hiện sự bất mãn của xã hội Hàn Quốc đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol và chính phủ mới của ông, khiến bà Park Soon-ae, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục nước này buộc phải rời vị trí, chỉ sau 34 ngày đảm nhận công việc này, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Yoon Suk Yeol cũng giảm xuống dưới mức 1/4, thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 5 vừa qua.
Trong bối cảnh đó, tạo một môi trường bên ngoài tích cực, tránh làm xấu đi tình hình ở Đông Á và Bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, giải quyết khủng hoảng trong nước bằng cách thúc đẩy trao đổi kinh tế thương mại với Trung Quốc, chính là điểm xuất phát trong việc điều chỉnh chính sách đối với Bắc Kinh của Tổng thống Yoon Suk Yeol./.