Hàng loạt hạng mục xuống cấp ở hồ Kẻ Gỗ

Nhà tháp thượng lưu, chân đập, cửa van hay tràn xả lũ... là những hạng mục tại hồ chứa nước Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ.

 Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ năm 1976, có dung tích 345 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế cho huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh.

Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ năm 1976, có dung tích 345 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế cho huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh.

 Đại diện Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh (đơn vị quản lý, vận hành và khai thác hồ Kẻ Gỗ), cho biết sau 46 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của hồ đã bị xuống cấp, hư hỏng. Việc này gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình, dân sinh và các cơ sở hạ tầng vùng hạ du.

Đại diện Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh (đơn vị quản lý, vận hành và khai thác hồ Kẻ Gỗ), cho biết sau 46 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của hồ đã bị xuống cấp, hư hỏng. Việc này gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình, dân sinh và các cơ sở hạ tầng vùng hạ du.

 Tại khu vực nhà tháp thượng lưu, cống vận hành cổng Kẻ Gỗ có nhiều vị trí bê tông bị bào mòn, xâm thực. Bên trong, bê tông bị nổ, cốt thép rỉ sét, nước thấm, dột khi mưa bão.

Tại khu vực nhà tháp thượng lưu, cống vận hành cổng Kẻ Gỗ có nhiều vị trí bê tông bị bào mòn, xâm thực. Bên trong, bê tông bị nổ, cốt thép rỉ sét, nước thấm, dột khi mưa bão.

 "Các tấm kính quanh nhà tháp bị vỡ vụn do mưa bão, bê tông bên trong bị nổ, rơi từng mảng rất nguy hiểm. Nhiều năm sử dụng, các hạng mục dần xuống cấp, gây ảnh hưởng và khó khăn đến quá trình vận hành, sửa chữa khi gặp sự cố", ông Nguyễn Quốc An, Trạm trưởng Trạm đầu mối Kẻ Gỗ, chia sẻ.

"Các tấm kính quanh nhà tháp bị vỡ vụn do mưa bão, bê tông bên trong bị nổ, rơi từng mảng rất nguy hiểm. Nhiều năm sử dụng, các hạng mục dần xuống cấp, gây ảnh hưởng và khó khăn đến quá trình vận hành, sửa chữa khi gặp sự cố", ông Nguyễn Quốc An, Trạm trưởng Trạm đầu mối Kẻ Gỗ, chia sẻ.

 Các mảng vữa rơi xuống vị trí máy móc phía bên dưới, gây nguy hiểm cho cán bộ, công nhân. Mỗi ngày, cán bộ tại đây phải quan sát kỹ, thu dọn để đảm bảo an toàn khi làm việc.

Các mảng vữa rơi xuống vị trí máy móc phía bên dưới, gây nguy hiểm cho cán bộ, công nhân. Mỗi ngày, cán bộ tại đây phải quan sát kỹ, thu dọn để đảm bảo an toàn khi làm việc.

 Nhiều mảng bê tông tại vị trí mái taluy dưới chân đập chính bị xói mòn, hở hàm ếch sau thời gian dài sử dụng.

Nhiều mảng bê tông tại vị trí mái taluy dưới chân đập chính bị xói mòn, hở hàm ếch sau thời gian dài sử dụng.

 Một số vị trí khác tại cửa van phẳng thượng lưu, hệ thống van đĩa bị hỏng khiến van côn không thể đóng kín và gây rò nước, rung động lớn khi vận hành. Điều này gây nguy hiểm cho cống và thân đập.

Một số vị trí khác tại cửa van phẳng thượng lưu, hệ thống van đĩa bị hỏng khiến van côn không thể đóng kín và gây rò nước, rung động lớn khi vận hành. Điều này gây nguy hiểm cho cống và thân đập.

Một số vị trí tại tràn Dốc Miếu bộc lộ bất cập, hạn chế trong điều tiết xả lũ và khả năng tiêu thoát lũ vùng hạ du mỗi khi mùa mưa bão.

Một số vị trí tại tràn Dốc Miếu bộc lộ bất cập, hạn chế trong điều tiết xả lũ và khả năng tiêu thoát lũ vùng hạ du mỗi khi mùa mưa bão.

 Thanh chắn ngang đỡ phần cổng xả lũ đã hoen gỉ, thủng từng lỗ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho quá trình sử dụng.

Thanh chắn ngang đỡ phần cổng xả lũ đã hoen gỉ, thủng từng lỗ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho quá trình sử dụng.

 Theo đơn vị quản lý hồ, một số phần mềm quản lý, điều hành cũng như thiết bị dự báo, cảnh báo và phòng chống lũ cho hồ Kẻ Gỗ hầu như chưa có và rất sơ sài. Trong ảnh, anh Trần Đình Thông, cán bộ Trạm đầu mối Kẻ Gỗ, thường xuyên phải kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, máy móc tại công trình.

Theo đơn vị quản lý hồ, một số phần mềm quản lý, điều hành cũng như thiết bị dự báo, cảnh báo và phòng chống lũ cho hồ Kẻ Gỗ hầu như chưa có và rất sơ sài. Trong ảnh, anh Trần Đình Thông, cán bộ Trạm đầu mối Kẻ Gỗ, thường xuyên phải kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, máy móc tại công trình.

 Ngoài ra, một số vị trí như tràn xả lũ sự cố cũng cần thay đổi thiết kế bằng hình thức tràn chảy tự do thay cho tràn cầu chì tự vỡ. Hoặc, thiết kế tràn xả sâu kết hợp tràn chảy tự do nhằm hạn chế nhược điểm của tràn cầu chì tự vỡ, đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, dự phòng bất trắc khi tràn xả sâu bị kẹt cửa, đứt cáp, sự cố khác.

Ngoài ra, một số vị trí như tràn xả lũ sự cố cũng cần thay đổi thiết kế bằng hình thức tràn chảy tự do thay cho tràn cầu chì tự vỡ. Hoặc, thiết kế tràn xả sâu kết hợp tràn chảy tự do nhằm hạn chế nhược điểm của tràn cầu chì tự vỡ, đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, dự phòng bất trắc khi tràn xả sâu bị kẹt cửa, đứt cáp, sự cố khác.

 “Đơn vị đã có văn bản báo cáo, đề nghị UBND tỉnh, sở ngành liên quan xem xét, có giải pháp điều chỉnh, bổ sung các hạng mục xuống cấp, hư hỏng tại hồ, song đang phải chờ dự án. Mỗi mùa mưa bão, những nỗi lo về an toàn hồ đập luôn chầu chực với cán bộ, nhân viên tại hồ”, ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, nói với Zing. Trong ảnh, một số vị trí hạ nguồn tràn Dốc Miếu bị phá vỡ kết cấu, xói mòn, sạt lở mạnh sau các đợt mưa lũ.

“Đơn vị đã có văn bản báo cáo, đề nghị UBND tỉnh, sở ngành liên quan xem xét, có giải pháp điều chỉnh, bổ sung các hạng mục xuống cấp, hư hỏng tại hồ, song đang phải chờ dự án. Mỗi mùa mưa bão, những nỗi lo về an toàn hồ đập luôn chầu chực với cán bộ, nhân viên tại hồ”, ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, nói với Zing. Trong ảnh, một số vị trí hạ nguồn tràn Dốc Miếu bị phá vỡ kết cấu, xói mòn, sạt lở mạnh sau các đợt mưa lũ.

 Vị trí hồ Kẻ Gỗ. Ảnh: Google Maps

Vị trí hồ Kẻ Gỗ. Ảnh: Google Maps

Phạm Trường

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hang-loat-hang-muc-xuong-cap-o-ho-ke-go-post1357538.html