Hàng loạt 'pháo đài bay' Tu-22M3 mang 'sát thủ' Kh-22 sẵn sàng bảo vệ hạm đội biển Đen

Hàng loạt 'pháo đài bay' Tu-22M3 của Nga được trang bị tên lửa chống hạm Kh-22 đang trong trạng thái sẵn sàng xuất kích bảo vệ hạm đội biển Đen sau khi Ukraine đe dọa tấn công hạm đội này.

Trang Avia của Nga đăng các bức ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 5 "pháo đài bay" Tu-22M3 được trang bị tên lửa diệt hạm Kh-22 tại căn cứ không quân Shaykovka.

Trang Avia của Nga đăng các bức ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 5 "pháo đài bay" Tu-22M3 được trang bị tên lửa diệt hạm Kh-22 tại căn cứ không quân Shaykovka.

Đáng chú ý các máy bay này đều đang được để sẵn các tên lửa diệt hạm Kh-22 và Kh-32, loại tên lửa diệt hạm phóng từ máy bay mạnh nhất hiện nay của Nga.

Đáng chú ý các máy bay này đều đang được để sẵn các tên lửa diệt hạm Kh-22 và Kh-32, loại tên lửa diệt hạm phóng từ máy bay mạnh nhất hiện nay của Nga.

Giới quan sát cho rằng, các máy bay tại căn cứ này đang sẵn sàng hàng động bảo vệ hạm đội biển Đen trong bối cảnh đang có những đe dọa tấn công từ phía Ukraine.

Giới quan sát cho rằng, các máy bay tại căn cứ này đang sẵn sàng hàng động bảo vệ hạm đội biển Đen trong bối cảnh đang có những đe dọa tấn công từ phía Ukraine.

Các chuyên gia lưu ý rằng Ukraine vẫn có các tàu dân sự và quân sự, có thể được trang bị tên lửa hành trình chống hạm, đặc biệt là Harpoon do phương Tây cung cấp, do đó phía Nga chắc chắn sẵn sàng nhanh chóng chống lại mối đe dọa hiện có.

Các chuyên gia lưu ý rằng Ukraine vẫn có các tàu dân sự và quân sự, có thể được trang bị tên lửa hành trình chống hạm, đặc biệt là Harpoon do phương Tây cung cấp, do đó phía Nga chắc chắn sẵn sàng nhanh chóng chống lại mối đe dọa hiện có.

Từng là vũ khí chủ đạo của máy bay ném bom chiến lược Tu-22, tuy nhiên vào năm 2000 do thiếu ngân sách duy trì, Nga đã quyết định rút bỏ toàn bộ tên lửa Kh-22.

Từng là vũ khí chủ đạo của máy bay ném bom chiến lược Tu-22, tuy nhiên vào năm 2000 do thiếu ngân sách duy trì, Nga đã quyết định rút bỏ toàn bộ tên lửa Kh-22.

Tuy nhiên sau đó Nga đã nâng cấp và gọi trở lại tái ngũ tên lửa Kh-22 đồng thời cho biết tính năng hiện tại của chúng không thua kém những dòng tên lửa hành trình diệt hạm chủ lực hiện nay.

Tuy nhiên sau đó Nga đã nâng cấp và gọi trở lại tái ngũ tên lửa Kh-22 đồng thời cho biết tính năng hiện tại của chúng không thua kém những dòng tên lửa hành trình diệt hạm chủ lực hiện nay.

Được biết trước đó Nga đã từng công bố việc phát triển tên lửa hành trình không đối hạm Kh-32 trên nền tảng Kh-22.

Được biết trước đó Nga đã từng công bố việc phát triển tên lửa hành trình không đối hạm Kh-32 trên nền tảng Kh-22.

Tuy nhiên có vẻ ngân sách quốc phòng Nga không đủ lớn để chế tạo nhiều tên lửa mới, trong khi nhu cầu cấp bách nên Nga đã tiến hành nâng cấp tên lửa Kh-22.

Tuy nhiên có vẻ ngân sách quốc phòng Nga không đủ lớn để chế tạo nhiều tên lửa mới, trong khi nhu cầu cấp bách nên Nga đã tiến hành nâng cấp tên lửa Kh-22.

Các chuyên gia cho rằng, tên lửa Kh-22 sau khi được Nga nâng cấp trở thành loại vũ khí gần như “bất khả xâm phạm” đối với các hệ thống phòng không, phòng thủ của đối phương.

Các chuyên gia cho rằng, tên lửa Kh-22 sau khi được Nga nâng cấp trở thành loại vũ khí gần như “bất khả xâm phạm” đối với các hệ thống phòng không, phòng thủ của đối phương.

Hãng tin Izvestia dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng thông báo rằng, họ bắt đầu thực hiện kế hoạch nâng cấp 32 tên lửa hàng không Kh-22. Công việc hoàn thành năm 2021 với tổng chi phi tiêu tốn khoảng 300 triệu rúp.

Hãng tin Izvestia dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng thông báo rằng, họ bắt đầu thực hiện kế hoạch nâng cấp 32 tên lửa hàng không Kh-22. Công việc hoàn thành năm 2021 với tổng chi phi tiêu tốn khoảng 300 triệu rúp.

Trong lần nâng cấp này nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là thay thế hoàn toàn đầu đạn.

Trong lần nâng cấp này nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là thay thế hoàn toàn đầu đạn.

Các tính năng của đầu đạn sẽ được tăng cường đáng kể. Ngoài ra chúng được trang bị phần động cơ mới mạnh mẽ hơn, trong khi đó khối lượng phần chiến đấu giảm xuống và lượng nhiên liệu sẽ tăng lên.

Các tính năng của đầu đạn sẽ được tăng cường đáng kể. Ngoài ra chúng được trang bị phần động cơ mới mạnh mẽ hơn, trong khi đó khối lượng phần chiến đấu giảm xuống và lượng nhiên liệu sẽ tăng lên.

Vì vậy, tầm xa của chúng tăng đáng kể có thể đạt tới 1.000 km. Ngoài ra, theo ông Alexei Leonkova chuyên gia quân sự Nga cho biết, phiên bản mới này cũng được trang bị hệ thống dẫn đường radar-quán tính chống nhiễu mới với khả năng hiệu chỉnh và liên kết với địa hình.

Vì vậy, tầm xa của chúng tăng đáng kể có thể đạt tới 1.000 km. Ngoài ra, theo ông Alexei Leonkova chuyên gia quân sự Nga cho biết, phiên bản mới này cũng được trang bị hệ thống dẫn đường radar-quán tính chống nhiễu mới với khả năng hiệu chỉnh và liên kết với địa hình.

Trên khoang điều khiển sẽ được trang bị hệ thống điều khiển tự động.

Trên khoang điều khiển sẽ được trang bị hệ thống điều khiển tự động.

Phiên bản mới này được tạo ra để tiến hành các hoạt động chiến đấu trong điều kiện các hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống phòng không của đối phương rất mạnh.

Phiên bản mới này được tạo ra để tiến hành các hoạt động chiến đấu trong điều kiện các hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống phòng không của đối phương rất mạnh.

Kh-22 có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65 m, đường kính thân 92 cm. Kh-22 do Cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1950 - 1960.

Kh-22 có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65 m, đường kính thân 92 cm. Kh-22 do Cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1950 - 1960.

Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau là trên độ cao lớn và dưới độ cao thấp. Ở chế độ bay thấp, nó đạt tới độ cao 12.000 m và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc khoảng Mach 1,2 tại độ cao cuối cùng dưới 500 m.

Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau là trên độ cao lớn và dưới độ cao thấp. Ở chế độ bay thấp, nó đạt tới độ cao 12.000 m và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc khoảng Mach 1,2 tại độ cao cuối cùng dưới 500 m.

Hệ thống dẫn đường là hệ thống tự động ổn định con quay hồi chuyển, với một máy đo độ cao nhiệt.

Hệ thống dẫn đường là hệ thống tự động ổn định con quay hồi chuyển, với một máy đo độ cao nhiệt.

Tại chế độ trên độ cao lớn, nó đạt đến trần bay là 27.000 m và tạo ra một tốc độ lớn để bổ nhào xuống mục tiêu, với tốc độ giai đoạn cuối đạt khoảng Mach 3,4.

Tại chế độ trên độ cao lớn, nó đạt đến trần bay là 27.000 m và tạo ra một tốc độ lớn để bổ nhào xuống mục tiêu, với tốc độ giai đoạn cuối đạt khoảng Mach 3,4.

Kh-22 ban đầu được dự định nhằm đối phó với các tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, do được trang bị một đầu đạn hạt nhân.

Kh-22 ban đầu được dự định nhằm đối phó với các tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, do được trang bị một đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, ngay từ khi chỉ được trang bị với một đầu đạn thường, loại tên lửa này cũng được coi là một vũ khí rất mạnh.

Tuy nhiên, ngay từ khi chỉ được trang bị với một đầu đạn thường, loại tên lửa này cũng được coi là một vũ khí rất mạnh.

Để quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600 km thì tên lửa đã được các chuyên gia trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA.

Để quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600 km thì tên lửa đã được các chuyên gia trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA.

Tên lửa này nặng tới 5,8 tấn nên nó chỉ được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn của Tu-22 - một máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe của Nga.

Tên lửa này nặng tới 5,8 tấn nên nó chỉ được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn của Tu-22 - một máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe của Nga.

Máy bay được sử dụng chính để mang tên lửa Kh-22 là Tu-22M Backfire nhưng Nga cũng sử dụng Тu-22K Blinder-B và Tupolev Tu-95K22 Bear-G để mang Kh-22.

Máy bay được sử dụng chính để mang tên lửa Kh-22 là Tu-22M Backfire nhưng Nga cũng sử dụng Тu-22K Blinder-B và Tupolev Tu-95K22 Bear-G để mang Kh-22.

Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, lượng thuốc nổ thường của đầu đạn Kh-22 có khả năng tạo ra hố sâu 5 m, đường kính 12 m.

Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, lượng thuốc nổ thường của đầu đạn Kh-22 có khả năng tạo ra hố sâu 5 m, đường kính 12 m.

Vì thế, chỉ cần một vài quả Kh-22 đủ khả năng gây hư hỏng nặng hoặc đánh chìm hoàn toàn tàu sân bay.

Vì thế, chỉ cần một vài quả Kh-22 đủ khả năng gây hư hỏng nặng hoặc đánh chìm hoàn toàn tàu sân bay.

Có thông tin cho biết Nga đã sử dụng tên lửa Kh-22 để tấn công các mục tiêu mặt đất tại Ukraine. Tuy nhiên phía Nga chưa lên tiếng về điều này.

Có thông tin cho biết Nga đã sử dụng tên lửa Kh-22 để tấn công các mục tiêu mặt đất tại Ukraine. Tuy nhiên phía Nga chưa lên tiếng về điều này.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/hang-loat-phao-dai-bay-tu-22m3-mang-sat-thu-kh-22-san-sang-bao-ve-ham-doi-bien-den-post511611.antd