Hàng nghìn gốc đào lặng lẽ chết thành củi khô trước Tết Nguyên đán

Hàng nghìn gốc đào từ 1-3 năm tuổi của người dân Nhật Tảo (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bị chết khô dần ngay trước thềm Tết Nguyên đán.

Vườn đào với nghìn gốc từ 1-3 năm tuổi của người dân Nhật Tảo, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bị chết khô trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Vườn đào với nghìn gốc từ 1-3 năm tuổi của người dân Nhật Tảo, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bị chết khô trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Tại đây, có khoảng 30 hộ gia đình bị thiệt hại.

Tại đây, có khoảng 30 hộ gia đình bị thiệt hại.

Tổng số lượng gốc đào bị thiệt hại ước tính lên tới 2500 gốc, gồm cả đào thế và đào cành.

Tổng số lượng gốc đào bị thiệt hại ước tính lên tới 2500 gốc, gồm cả đào thế và đào cành.

Ruộng đào chuẩn bị đón Tết Nguyên đán chỉ còn trơ thân, khẳng khiu, khô lá.

Ruộng đào chuẩn bị đón Tết Nguyên đán chỉ còn trơ thân, khẳng khiu, khô lá.

Theo quan sát của PV Người Đưa Tin, số lượng đào chết nhiều đến mức người dân không muốn chặt bỏ.

Theo quan sát của PV Người Đưa Tin, số lượng đào chết nhiều đến mức người dân không muốn chặt bỏ.

Cảnh tượng không khỏi xót xa.

Cảnh tượng không khỏi xót xa.

Theo bà Đặng Thị Kim Lan, nông dân tại vườn cho biết, hơn 40 năm truyền thống trồng đào của cả làng, chưa bao giờ gặp chuyện như thế này. Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm 2019 này, công trình bên cạnh thi công, chặn mương nước chính, khi trời mưa, nước không thoát được nên ngập úng cả cánh đồng từ 1m. Có chỗ ngập sâu còn nước cao hơn cả cây đào. Hồi tháng 8 vừa rồi ( 8/2019), mưa nhiều, ngập kín, chưa kịp thoát nước đã lại mưa và ngập tiếp, "om" trong khoảng 10 ngày. Nếu là cây quất thì bộ rễ có khả năng khôi phục, nhưng đào thì ngập nước là gốc bị thối luôn.

Theo bà Đặng Thị Kim Lan, nông dân tại vườn cho biết, hơn 40 năm truyền thống trồng đào của cả làng, chưa bao giờ gặp chuyện như thế này. Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm 2019 này, công trình bên cạnh thi công, chặn mương nước chính, khi trời mưa, nước không thoát được nên ngập úng cả cánh đồng từ 1m. Có chỗ ngập sâu còn nước cao hơn cả cây đào. Hồi tháng 8 vừa rồi ( 8/2019), mưa nhiều, ngập kín, chưa kịp thoát nước đã lại mưa và ngập tiếp, "om" trong khoảng 10 ngày. Nếu là cây quất thì bộ rễ có khả năng khôi phục, nhưng đào thì ngập nước là gốc bị thối luôn.

Nhìn vườn đào "chết dần chết mòn", bà Nguyễn Thị Quế (70 tuổi, trú tại tổ dân phố Nhật Tảo 2, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ: "Gia đình chúng tôi đã trồng đào từ 10 năm nay. Trước đây, năm nào chúng tôi trồng đào cũng phát triển tốt, đào đẹp nhất khu này. Ai cũng thu hoạch 100%, không ai hỏng mà năm nay lại như này."

Nhìn vườn đào "chết dần chết mòn", bà Nguyễn Thị Quế (70 tuổi, trú tại tổ dân phố Nhật Tảo 2, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) buồn rầu chia sẻ: "Gia đình chúng tôi đã trồng đào từ 10 năm nay. Trước đây, năm nào chúng tôi trồng đào cũng phát triển tốt, đào đẹp nhất khu này. Ai cũng thu hoạch 100%, không ai hỏng mà năm nay lại như này."

Đưa ánh mắt tiếc nuối về phía những gốc đào không còn cứu vãn được, bà Quế "ngao ngán" nửa đùa nửa thật: "Chúng tôi ở đây là nông dân thuần túy, chẳng buôn bán kinh doanh gì thêm, kinh tế cả gia đình chỉ trông vào mấy gốc đào, mà giờ "tan hoang" như thế này, cây còn thoi thóp xấu như "Thị Nở" thì ai mua. Mà ai mua củi chú bảo tôi với, tết này chỉ có "ăn cỏ trừ bữa" thôi...".

Đưa ánh mắt tiếc nuối về phía những gốc đào không còn cứu vãn được, bà Quế "ngao ngán" nửa đùa nửa thật: "Chúng tôi ở đây là nông dân thuần túy, chẳng buôn bán kinh doanh gì thêm, kinh tế cả gia đình chỉ trông vào mấy gốc đào, mà giờ "tan hoang" như thế này, cây còn thoi thóp xấu như "Thị Nở" thì ai mua. Mà ai mua củi chú bảo tôi với, tết này chỉ có "ăn cỏ trừ bữa" thôi...".

Phạm Tùng - Cẩm Mịch

Phạm Tùng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hang-nghin-goc-dao-lang-le-chet-thanh-cui-kho-truoc-tet-nguyen-dan-a458694.html