Hàng trăm người reo hò, lội bùn bắt cá cầu may

Từ sáng sớm 13-9, sau tiếng kẻng của người quản lý Trằm Trà Lộc (thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), hàng trăm người từ khắp nơi reo hò, trên tay cầm sẵn ngư cụ nơm, rớ…, nhảy xuống hồ tham gia lễ hội bắt cá.

Sau tiếng kẻng báo hiệu, hàng trăm người nông dân cùng đổ xuống trằm để tham gia bắt cá

Sau tiếng kẻng báo hiệu, hàng trăm người nông dân cùng đổ xuống trằm để tham gia bắt cá

Lễ hội "phá trằm" (hay còn gọi xả Trằm bắt cá), nổi tiếng khắp vùng gần xa, được tổ chức mỗi năm một lần vào sau mỗi vụ mùa. Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm nay và đã trở thành ngày hội truyền thống đặc trưng của người dân địa phương, được tổ chức vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 âm lịch hàng năm

Lễ hội "phá trằm" (hay còn gọi xả Trằm bắt cá), nổi tiếng khắp vùng gần xa, được tổ chức mỗi năm một lần vào sau mỗi vụ mùa. Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm nay và đã trở thành ngày hội truyền thống đặc trưng của người dân địa phương, được tổ chức vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 âm lịch hàng năm

Người dân cầm theo nơm, lưới lao xuống hồ ở Trằm Trà Lộc (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) để bắt cá cầu may trong ngày lễ hội

Người dân cầm theo nơm, lưới lao xuống hồ ở Trằm Trà Lộc (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) để bắt cá cầu may trong ngày lễ hội

Háo hức mang nơm nhập hội bắt cá

Háo hức mang nơm nhập hội bắt cá

Vui mừng khi bắt được cá, ông Lê Đức Lài (50 tuổi, thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng) chia sẻ: “Không biết lễ hội có từ khi nào, nhưng từ nhỏ, tôi đã được tham gia. Lễ hội thường tổ chức sau khi mọi người đã thu hoạch vụ lúa hè thu tham gia để cầu mong cho một vụ lúa mới. Tham gia lễ hội dù bắt được cá hay không cũng không quan trọng, vui là chính”.

Vui mừng khi bắt được cá, ông Lê Đức Lài (50 tuổi, thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng) chia sẻ: “Không biết lễ hội có từ khi nào, nhưng từ nhỏ, tôi đã được tham gia. Lễ hội thường tổ chức sau khi mọi người đã thu hoạch vụ lúa hè thu tham gia để cầu mong cho một vụ lúa mới. Tham gia lễ hội dù bắt được cá hay không cũng không quan trọng, vui là chính”.

Mọi người thường quy ước với nhau chỉ được bắt cá bằng nơm, lưới, hoặc vợt, không được sử dụng điện để đánh bắt

Mọi người thường quy ước với nhau chỉ được bắt cá bằng nơm, lưới, hoặc vợt, không được sử dụng điện để đánh bắt

Ngư cụ được người dân chọn sử dụng nhiều để bắt cá là nơm

Ngư cụ được người dân chọn sử dụng nhiều để bắt cá là nơm

Dù làm việc ở đâu nhưng cứ đến ngày hội làng là con em địa phương đều tề tựu đông đủ để tham gia

Dù làm việc ở đâu nhưng cứ đến ngày hội làng là con em địa phương đều tề tựu đông đủ để tham gia

Thăm dò cá trong nơm

Thăm dò cá trong nơm

Loại cá người dân thường bắt được nhiều là cá chép, rô phi, cá tràu...

Loại cá người dân thường bắt được nhiều là cá chép, rô phi, cá tràu...

Vui mừng khi bắt được “chiến lợi phẩm”

Vui mừng khi bắt được “chiến lợi phẩm”

Một người bắt được cá, cả chục người vui vì khi bắt được cá lớn, người bắt được cá sẽ hô lên thật to rồi những người xung quanh cùng hô theo để động viên nhau

Một người bắt được cá, cả chục người vui vì khi bắt được cá lớn, người bắt được cá sẽ hô lên thật to rồi những người xung quanh cùng hô theo để động viên nhau

Người dân hồ hởi mang "chiến lợi phẩm" thu được sau vài giờ tham gia hội

Người dân hồ hởi mang "chiến lợi phẩm" thu được sau vài giờ tham gia hội

Người dân ra về với túi cá đầy và niềm vui

Người dân ra về với túi cá đầy và niềm vui

Trằm Trà Lộc là một đầm nước rộng khoảng 10ha, nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng). Trước đây, lễ hội "phá trằm" chỉ có người dân làng Trà Lộc tham gia, sau đó dần mở rộng dần cho người dân ở các xã lân cận trong địa bàn cùng về tham dự

Trằm Trà Lộc là một đầm nước rộng khoảng 10ha, nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng). Trước đây, lễ hội "phá trằm" chỉ có người dân làng Trà Lộc tham gia, sau đó dần mở rộng dần cho người dân ở các xã lân cận trong địa bàn cùng về tham dự

NGUYỄN HOÀNG

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/hang-tram-nguoi-reo-ho-loi-bun-bat-ca-cau-may-684976.html