Hàng trăm tăng ni sinh, phật tử tham gia hiến máu và đăng ký hiến tặng mô, tạng
(HNMO) - Sáng 4-8, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Ngày hội “Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo” và đăng ký hiến tặng mô, tạng do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu trung ương tổ chức.
Đây là chương trình nhằm hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân hiến máu tình nguyện của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 43/2000/TTg ngày 7-4-2000.
Đây là chương trình nhằm hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân hiến máu tình nguyện của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 43/2000/TTg ngày 7-4-2000.
Ngày hội có sự tham gia của gần 500 tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam và đông đảo phật tử tại Hà Nội.
Ngày hội có sự tham gia của gần 500 tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam và đông đảo phật tử tại Hà Nội.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng (Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho biết: “Việc hiến máu, mô, tạng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm cứu giúp những người bệnh. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn các tăng, ni, phật tử và mọi người dân tích cực tham gia hưởng ứng”.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng (Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho biết: “Việc hiến máu, mô, tạng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm cứu giúp những người bệnh. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn các tăng, ni, phật tử và mọi người dân tích cực tham gia hưởng ứng”.
“Thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức nhiều chương trình hiến máu và đăng ký hiến mô, tạng tại các trường Phật giáo trên toàn quốc”, Hòa thượng Thích Quảng Tùng cho biết thêm.
“Thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức nhiều chương trình hiến máu và đăng ký hiến mô, tạng tại các trường Phật giáo trên toàn quốc”, Hòa thượng Thích Quảng Tùng cho biết thêm.
Việc hiến máu giúp loại bỏ một số chất dư thừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư…
Việc hiến máu giúp loại bỏ một số chất dư thừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư…
Để đảm bảo sức khỏe, đối với những người từ 18 đến 55 tuổi, chỉ nên hiến máu 3 hoặc 4 lần/năm và mỗi lần từ 250ml đến 350ml máu.
Để đảm bảo sức khỏe, đối với những người từ 18 đến 55 tuổi, chỉ nên hiến máu 3 hoặc 4 lần/năm và mỗi lần từ 250ml đến 350ml máu.
Ngoài tham gia hiến máu, nhiều tăng, ni, phật tử đã đăng ký hiến tặng mô, tạng.
Ngoài tham gia hiến máu, nhiều tăng, ni, phật tử đã đăng ký hiến tặng mô, tạng.
Tăng ni sinh Thích Đức Nguyện (Học viện Phật giáo Việt Nam) chia sẻ: “Đây là lần thứ ba tôi hiến máu. Việc hiến máu là nghĩa cử cao đẹp và trách nhiệm của mỗi người trong xã hội”.
Tăng ni sinh Thích Đức Nguyện (Học viện Phật giáo Việt Nam) chia sẻ: “Đây là lần thứ ba tôi hiến máu. Việc hiến máu là nghĩa cử cao đẹp và trách nhiệm của mỗi người trong xã hội”.
“Chúng tôi rất vui khi những giọt máu của mình sẽ giúp đỡ được nhiều người bệnh”, tăng ni sinh Thích Đức Nguyện chia sẻ thêm.
“Chúng tôi rất vui khi những giọt máu của mình sẽ giúp đỡ được nhiều người bệnh”, tăng ni sinh Thích Đức Nguyện chia sẻ thêm.
Chương trình dự kiến sẽ tiếp nhận được hơn 500 đơn vị máu và hơn 150 người đăng ký hiến mô, tạng.
Chương trình dự kiến sẽ tiếp nhận được hơn 500 đơn vị máu và hơn 150 người đăng ký hiến mô, tạng.
Ngày hội “Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo” và đăng ký hiến tặng mô, tạng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Ngày hội “Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo” và đăng ký hiến tặng mô, tạng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.