Hàng triệu cư dân New York không đủ tiền mua đồ ăn

Cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 khiến hàng triệu cư dân New York không đủ tiền mua đồ ăn. Họ phải sống nhờ vào những ngân hàng thức ăn từ thiện.

 Khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại New York, hàng trăm nghìn người dân thành phố mất việc làm và vào tình cảnh khó khăn. Ảnh: New York Times.

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại New York, hàng trăm nghìn người dân thành phố mất việc làm và vào tình cảnh khó khăn. Ảnh: New York Times.

 Nhiều người lần đầu tiên phải xếp hàng để lấy đồ ăn từ thiện. Ước tính có khoảng 1,5 triệu người không đủ tiền mua thực phẩm. Ảnh: New York Times.

Nhiều người lần đầu tiên phải xếp hàng để lấy đồ ăn từ thiện. Ước tính có khoảng 1,5 triệu người không đủ tiền mua thực phẩm. Ảnh: New York Times.

 José Gavidia, một nhà thiết kế web, nói với vợ Leyla Moale hồi tháng 3 rằng: “Việc xếp hàng chờ nhận thức ăn là dành cho những người nghèo". Ảnh: New York Times.

José Gavidia, một nhà thiết kế web, nói với vợ Leyla Moale hồi tháng 3 rằng: “Việc xếp hàng chờ nhận thức ăn là dành cho những người nghèo". Ảnh: New York Times.

 Hai vợ chồng đang đi bộ xuống đại lộ Coney Island thì phát hiện một ngân hàng thức ăn có tên Masbia of Flatbush. "Anh nghĩ rằng chúng ta giàu có?", người vợ hỏi lại chồng. Ảnh: New York Times.

Hai vợ chồng đang đi bộ xuống đại lộ Coney Island thì phát hiện một ngân hàng thức ăn có tên Masbia of Flatbush. "Anh nghĩ rằng chúng ta giàu có?", người vợ hỏi lại chồng. Ảnh: New York Times.

 Công việc kinh doanh từng đem về thu nhập 30.000 USD/năm cho José Gavidia nhưng anh mất việc làm vì dịch. Với nghề đầu bếp nhà hàng, Leyla giờ phải gánh vác trách nhiệm kiếm tiền nuôi cả hai. Ảnh: New York Times.

Công việc kinh doanh từng đem về thu nhập 30.000 USD/năm cho José Gavidia nhưng anh mất việc làm vì dịch. Với nghề đầu bếp nhà hàng, Leyla giờ phải gánh vác trách nhiệm kiếm tiền nuôi cả hai. Ảnh: New York Times.

 "Cô ấy đẩy tôi: 'Chúng ta phải đi. Chúng ta phải đi'. Và chúng tôi xếp hàng chờ nhận thức ăn", José, 45 tuổi, kể lại. Ảnh: New York Times.

"Cô ấy đẩy tôi: 'Chúng ta phải đi. Chúng ta phải đi'. Và chúng tôi xếp hàng chờ nhận thức ăn", José, 45 tuổi, kể lại. Ảnh: New York Times.

 Đi nhận thức ăn đã trở thành một phần trong lịch trình chung của họ. Một ngày sau khi xếp hàng khoảng một giờ, José bật cười: "Chúng tôi có cà rốt, gà, trứng. Gì nữa nhỉ? Dầu, một ít khoai tây chiên. Vợ tôi không cho mua quá nhiều khoai tây chiên". Anh nhại lời cô: "Không, chúng đắt quá". Ảnh: New York Times.

Đi nhận thức ăn đã trở thành một phần trong lịch trình chung của họ. Một ngày sau khi xếp hàng khoảng một giờ, José bật cười: "Chúng tôi có cà rốt, gà, trứng. Gì nữa nhỉ? Dầu, một ít khoai tây chiên. Vợ tôi không cho mua quá nhiều khoai tây chiên". Anh nhại lời cô: "Không, chúng đắt quá". Ảnh: New York Times.

 "Khi chúng tôi cùng nhau đến kho chứa thức ăn, điều đó rất khác. Trò chuyện và ăn uống. Đó là thứ rất đặc biệt với tôi", José kể lại. Ảnh: New York Times.

"Khi chúng tôi cùng nhau đến kho chứa thức ăn, điều đó rất khác. Trò chuyện và ăn uống. Đó là thứ rất đặc biệt với tôi", José kể lại. Ảnh: New York Times.

 Đến tháng 8, José nhận được một công việc tạm thời. Anh thấy biết ơn nhưng vẫn lo lắng. "Công việc sẽ kết thúc vào ngày 24/10", anh kể. Ảnh: New York Times.

Đến tháng 8, José nhận được một công việc tạm thời. Anh thấy biết ơn nhưng vẫn lo lắng. "Công việc sẽ kết thúc vào ngày 24/10", anh kể. Ảnh: New York Times.

 Giống với dịch Covid-19, tình trạng khó khăn tài chính cũng lan rộng tại New York. Hầu hết kho chứa thức ăn đều ở Queens và Bronx, những nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thành phố. Sunset Park và Flushing chứng kiến mức tăng đột biến kỷ lục về lượng người đến lấy thức ăn, theo dữ liệu từ Plentiful. Ảnh: New York Times.

Giống với dịch Covid-19, tình trạng khó khăn tài chính cũng lan rộng tại New York. Hầu hết kho chứa thức ăn đều ở Queens và Bronx, những nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thành phố. Sunset Park và Flushing chứng kiến mức tăng đột biến kỷ lục về lượng người đến lấy thức ăn, theo dữ liệu từ Plentiful. Ảnh: New York Times.

 Theo tổ chức phi lợi nhuận City Harvest, trong 7 tháng kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có 12 triệu lượt người đến các kho chứa thực phẩm của thành phố, tăng 36% so với năm ngoái. Ảnh: New York Times.

Theo tổ chức phi lợi nhuận City Harvest, trong 7 tháng kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có 12 triệu lượt người đến các kho chứa thực phẩm của thành phố, tăng 36% so với năm ngoái. Ảnh: New York Times.

 Một số người đến xin thức ăn đã phát hiện ra niềm yêu thích nấu nướng, hoặc bị kích thích bởi những nguyên liệu mới mà họ chưa bao giờ tự mua. Ảnh: New York Times.

Một số người đến xin thức ăn đã phát hiện ra niềm yêu thích nấu nướng, hoặc bị kích thích bởi những nguyên liệu mới mà họ chưa bao giờ tự mua. Ảnh: New York Times.

 Hàng chục nghìn người đã tới lấy thực phẩm ở các kho chứa của thành phố kể từ khi đại dịch bắt đầu. Theo New York Times, họ ngày càng trở nên phụ thuộc vào chúng hơn. Ảnh: New York Times.

Hàng chục nghìn người đã tới lấy thực phẩm ở các kho chứa của thành phố kể từ khi đại dịch bắt đầu. Theo New York Times, họ ngày càng trở nên phụ thuộc vào chúng hơn. Ảnh: New York Times.

Thảo Cao

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hang-trieu-cu-dan-new-york-khong-du-tien-mua-do-an-post1144487.html