Hành động từ trái tim - Hà Tĩnh về đích chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh triển khai quyết liệt, đồng bộ, không chỉ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp 'không để ai bị bỏ lại phía sau' mà còn góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh triển khai quyết liệt, đồng bộ, không chỉ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau” mà còn góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÙNG HÀNH ĐỘNG

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách được Hà Tĩnh quan tâm triển khai khá sớm (từ đầu năm 2020). Cấp ủy, chính quyền và MTTQ các cấp đã chủ động vào cuộc quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, từ khi có chỉ thị của Chính phủ về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước, Hà Tĩnh tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa để sớm đưa chương trình về đích.

 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải điều hành điểm cầu Hà Tĩnh tại một phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh: Thu Hà.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải điều hành điểm cầu Hà Tĩnh tại một phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh: Thu Hà.

Tháng 11/2024, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) gồm 1 Trưởng ban (đồng chí Bí thư Tỉnh ủy), 3 Phó Trưởng ban (đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh là Phó Trưởng ban Thường trực; 2 Phó Trưởng ban còn lại là các đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội) và 21 thành viên là lãnh đạo các ban, sở, ngành. Ban Chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây là bước đi thể hiện sự quyết tâm chính trị cao của Hà Tĩnh trong việc triển khai một cách đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả về chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng và nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta.

ĐẾN NAY, TỔ CHỨC ĐOÀN ĐÃ THÀNH LẬP HƠN 160 ĐỘI TÌNH NGUYỆN VỚI 4.920 NGÀY CÔNG ĐƯỢC HUY ĐỘNG, HƠN 1,4 TỶ ĐỒNG CÙNG HIỆN VẬT ĐỂ HỖ TRỢ XÓA 221 NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT
_______________

Cùng với cấp tỉnh, 12/12 huyện, thành phố, thị xã đã thành lập, kiện toàn BCĐ xóa nhà tạm, nhà dột nát, trực tiếp do đồng chí bí thư huyện ủy, thành ủy, thị ủy làm trưởng ban; 209/209 xã, phường, thị trấn thành lập BCĐ, đồng thời ban hành quy chế hoạt động để triển khai thực hiện chương trình. BCĐ các cấp cũng thành lập các tổ công tác, tổ giúp việc để tiến hành khảo sát, rà soát chặt chẽ đối với từng hộ gia đình có nhu cầu, thiết lập hồ sơ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo quy định. Căn cứ đề xuất của các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan giúp việc, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phân bổ hỗ trợ 2.290 nhà với kinh phí 121 tỷ đồng.

 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và đoàn công tác trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành (thôn 5, xã Hà Linh, Hương Khê) trong ngày khánh thành công trình nhà ở. Bà Thành thuộc diện hộ nghèo, sống đơn thân trong căn nhà xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và đoàn công tác trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành (thôn 5, xã Hà Linh, Hương Khê) trong ngày khánh thành công trình nhà ở. Bà Thành thuộc diện hộ nghèo, sống đơn thân trong căn nhà xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng.

Với sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, Hà Tĩnh đã nỗ lực huy động các nguồn lực để hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà xây dựng mới (cao hơn 10 triệu đồng so mức Trung ương quy định) cho cả 2 nhóm đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và người có công với cách mạng.

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và đoàn công tác dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình bà Trần Thị Hòa (thôn Xuân Nam, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và đoàn công tác dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình bà Trần Thị Hòa (thôn Xuân Nam, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên).

SÁNG TẠO, LINH HOẠT ĐỂ KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Trên hành trình thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này, cùng với sự hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, nguồn ngân sách của tỉnh, Hà Tĩnh đã đưa chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trở thành một phong trào thi đua rộng khắp, là ngày hội lớn ở các địa phương, cơ sở. Nhiều cách làm hay, sáng tạo đã được triển khai để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân.

 Những ngôi nhà tạm bợ, dột nát được thay thế bằng những ngôi nhà kiên cố.

Những ngôi nhà tạm bợ, dột nát được thay thế bằng những ngôi nhà kiên cố.

ĐẾN NAY, TOÀN TỈNH ĐÃ HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP, TRAO HƠN 2,8 TỶ ĐỒNG, 6.618 NGÀY CÔNG ĐỂ HỖ TRỢ THÊM CHO 180 GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỐI ỨNG NGOÀI NGUỒN HỖ TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
________________

Một trong những cách làm hay được Hà Tĩnh triển khai là phân công đỡ đầu thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại 10 địa phương cấp huyện với sự tham gia của 10 đơn vị chủ trì và 41 đơn vị phối hợp, bao gồm các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và một số doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã huy động đóng góp, trao hơn 2,8 tỷ đồng, 6.618 ngày công để hỗ trợ thêm cho 180 gia đình không có khả năng huy động nguồn lực đối ứng ngoài nguồn hỗ trợ của chương trình.

 Tỉnh đoàn Hà Tĩnh chủ trì phối hợp với các đơn vị khác đỡ đầu tại 2 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên.

Tỉnh đoàn Hà Tĩnh chủ trì phối hợp với các đơn vị khác đỡ đầu tại 2 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên.

Là đơn vị được giao chủ trì phối hợp với các đơn vị khác đỡ đầu tại 2 địa phương Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã có những bước đi quyết liệt để khơi dậy tinh thần sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ, góp sức cùng các địa phương từng bước hoàn thành chương trình. Đến nay, Tỉnh đoàn đã kêu gọi ủng hộ gần 350 triệu đồng và trên 1.200 ngày công để hỗ trợ các hộ gia đình ở 2 địa phương. Ngoài ra, đơn vị còn kết nối nguồn lực khởi công nhà cho một hộ gia đình tại xã Thường Nga (Can Lộc) với số tiền 70 triệu đồng.

ĐẾN NAY, TỔ CHỨC ĐOÀN ĐÃ THÀNH LẬP HƠN 160 ĐỘI TÌNH NGUYỆN VỚI 4.920 NGÀY CÔNG ĐƯỢC HUY ĐỘNG, HƠN 1,4 TỶ ĐỒNG CÙNG HIỆN VẬT ĐỂ HỖ TRỢ XÓA 221 NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT

Chị Nguyễn Ny Hương - Bí thư Tỉnh đoàn

Chị Nguyễn Ny Hương – Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: “Để góp sức cùng hệ thống chính trị tỉnh nhà hoàn thành chương trình, Tỉnh đoàn đã sớm phát động đợt ra quân xóa nhà tạm, nhà dột nát và giao chỉ tiêu cho từng huyện đoàn, thị đoàn, thành đoàn và đoàn trực thuộc, lấy đây là một phong trào cao điểm để đánh giá thi đua. Các đơn vị đăng ký các phần việc của thanh niên tập trung vào hỗ trợ ngày công, huy động lực lượng và kêu gọi nguồn lực hỗ trợ. Đến nay, tổ chức đoàn đã thành lập hơn 160 đội tình nguyện với 4.920 ngày công được huy động, hơn 1,4 tỷ đồng cùng hiện vật để hỗ trợ xóa 221 nhà tạm, nhà dột nát”.

 Cán bộ Tỉnh đoàn thăm hỏi các gia đình thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở.

Cán bộ Tỉnh đoàn thăm hỏi các gia đình thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở.

Trong quá trình triển khai chương trình, nhờ sự linh hoạt của các địa phương nên lực lượng “đội xây dựng không đồng” được hình thành. Từ khi tháo dỡ và đặt những viên gạch đầu tiên cho đến khi ngôi nhà được hoàn thành luôn có bóng dáng của các cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang (công an, quân sự, biên phòng), các đoàn viên thanh niên tình nguyện, sự góp sức của các hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh… Không quản mưa nắng, vất vả, các lực lượng ngày ngày đến tận từng hộ gia đình hỗ trợ ngày công với những việc làm thiết thực như: tháo dỡ nhà cửa, bưng gạch, xúc cát, sơn ve… với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công để các hộ gia đình sớm ổn định cuộc sống

 Các lực lượng không quản nắng mưa, hỗ trợ các gia đình đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở.

Các lực lượng không quản nắng mưa, hỗ trợ các gia đình đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở.

VỚI HƠN 1.400 NGÀY CÔNG HUY ĐỘNG ĐƯỢC ĐÃ GÓP PHẦN QUAN TRỌNG ĐƯA THỊ XÃ CÁN ĐÍCH SỚM CHƯƠNG TRÌNH. ĐỂ CÁC HỘ ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG, THỊ XÃ ĐÃ RÀ SOÁT VÀ HỖ TRỢ THÊM CÁC VẬT DỤNG SINH HOẠT THIẾT YẾU, ĐỒNG THỜI TRIỂN KHAI CÁC BƯỚC HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG

Ông Nguyễn Hoài Sơn – Bí thư Thị ủy Kỳ Anh

Tiêu biểu phải kế đến thị xã Kỳ Anh - địa phương đầu tiên cán đích chương trình xây dựng nhà tạm, nhà dột nát, khi 133 nhà hộ nghèo, cận nghèo, hộ có công và hộ có hoàn thành có khăn được hoàn thành và bàn giao trước 26/4. Ông Nguyễn Hoài Sơn – Bí thư Thị ủy Kỳ Anh nhấn mạnh: “Cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm, thị xã đã sớm thành lập “tổ thợ xây không đồng” để hỗ trợ thi công. Thị xã còn huy động sự vào cuộc của các lực lượng như: dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, hội nông dân, cựu chiến binh, hội phụ nữ đến tận các hộ gia đình để thực hiện các phần việc. Với hơn 1.400 ngày công huy động được đã góp phần quan trọng đưa thị xã cán đích sớm chương trình. Để các hộ ổn định cuộc sống, thị xã đã rà soát và hỗ trợ thêm các vật dụng sinh hoạt thiết yếu, đồng thời triển khai các bước hỗ trợ sinh kế bền vững”.

Đặc biệt, ngoài các đối tượng được hỗ trợ theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Trung ương phát động, trong quá trình triển khai, nhiều huyện, thành phố, thị xã đã chủ động rà soát, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở rộng hỗ trợ thêm các gia đình có khó khăn về nhà ở. Theo đó, toàn tỉnh đã mở rộng đối tượng hỗ trợ cho 674 hộ khó khăn về nhà ở để xây dựng nhà với kinh phí trên 33,2 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền các địa phương, qua đó lan tỏa mạnh mẽ tinh thần nhân văn, nhân ái của chương trình.

 Thị xã Kỳ Anh huy động hiệu quả nguồn xã hội hóa trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Thị xã Kỳ Anh huy động hiệu quả nguồn xã hội hóa trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.

 Nhiều hộ dân tại huyện Kỳ Anh được hỗ trợ tiền sử dụng đất, kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhiều hộ dân tại huyện Kỳ Anh được hỗ trợ tiền sử dụng đất, kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

NGOÀI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO, HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG, HUYỆN CÒN RÀ SOÁT, MỞ RỘNG HỖ TRỢ KINH PHÍ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA CHO 158 HỘ KHÓ KHĂN VỀ NHÀ Ở VỚI KINH PHÍ TRÊN 7,8 TỶ ĐỒNG TỪ NGUỒN XÃ HỘI HÓA, MỨC HỖ TRỢ CỦA HUYỆN BẰNG VỚI MỨC CỦA TỈNH

Ông Hồ Huy Thành - Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh

Ông Hồ Huy Thành - Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh chia sẻ: “Ngoài các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công, huyện còn rà soát, mở rộng hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa cho 158 hộ khó khăn về nhà ở với kinh phí trên 7,8 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, mức hỗ trợ của huyện bằng với mức của tỉnh. Đặc biệt, huyện còn rà soát, tổng hợp và trích nguồn xã hội hóa để hỗ trợ 19 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở tiền sử dụng đất; hỗ trợ 97 hộ về công tác đo vẽ địa chính và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này góp phần rất lớn trong việc vừa giúp các hộ dân tiết kiệm nguồn kinh phí vừa đẩy nhanh được tiến độ hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục cần thiết trong xây dựng nhà ở”.

ẤM ÁP NGHĨA ĐẢNG, TÌNH DÂN TRONG NHỮNG CĂN NHÀ MỚI

Với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng, Hà Tĩnh đã có những bước đi thần tốc, sớm đưa chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ người có công, gia đình chính sách về đích trước ngày 19/5. Những căn nhà 3 cứng khang trang, vững chãi được bàn giao cho các hộ gia đình trong niềm hân hoan, vui sướng.

 Niềm vui trong những căn nhà mới.

Niềm vui trong những căn nhà mới.

Một mình phải nuôi 3 người con khuyết tật, cuộc sống gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên mong ước được ở trong ngôi nhà vững chãi là điều quá đỗi xa vời với ông Trần Văn Lý (thôn Nam Mới, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân). Thế nhưng, niềm mong ước đó của ông đã trở thành hiện thực khi căn nhà rộng hơn 80m2 khang trang đã được bàn giao sử dụng, từ nguồn hỗ trợ của tỉnh và sự góp công, góp sức của các đoàn thể, bà con lối xóm.

SAU BIẾT BAO NĂM SỐNG TRONG CĂN NHÀ CHẬT CHỘI NAY ĐƯỢC DỌN VÀO Ở TRONG CĂN NHÀ MỚI SÁNG, ĐẸP TÔI VUI SƯỚNG VÔ CÙNG, NHẤT LÀ KHÔNG CÒN PHẢI LO LẮNG MỖI MÙA MƯA BÃO VỀ

Ông Trần Văn Lý (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân)

“Sau biết bao năm sống trong căn nhà chật chội nay được dọn vào ở trong căn nhà mới sáng, đẹp tôi vui sướng vô cùng, nhất là không còn phải lo lắng mỗi mùa mưa bão về. Qua đây, tôi biết ơn sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và sự đùm bọc, yêu thương của bà con lối xóm” – ông Trần Văn Lý bộc bạch.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân ngũ, thương binh Trương Thị Xuân (thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) trở về quê hương sinh sống trong một căn nhà nhỏ. Dù sức khỏe không được tốt song bà vẫn miệt mài tham gia, cống hiến tích cực vào các hoạt động, phong trào thi đua của quê hương. Trải qua thời gian, ngôi nhà nhỏ của thương binh Trương Thị Xuân dần bị xuống cấp, hư hỏng nặng nên khi tỉnh phân bổ nguồn vốn xóa nhà tạm, nhà dột nát, cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh đã nhanh chóng triển khai xây dựng. Sau gần 2 tháng khởi công, ngôi nhà mới khang trang, kiên cố rộng trên 50m2 đã được bàn giao cho gia đình.

 Thương binh Trương Thị Xuân (thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) không giấu được niềm hân hoan khi dọn vào căn nhà mới khang trang, kiên cố rộng trên 50m2.

Thương binh Trương Thị Xuân (thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) không giấu được niềm hân hoan khi dọn vào căn nhà mới khang trang, kiên cố rộng trên 50m2.

ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XÂY DỰNG MỘT NGÔI NHÀ KIÊN CỐ, TÔI CẢM THẤY HẾT SỨC ẤM ÁP VÀ HẠNH PHÚC.

Bà Trương Thị Xuân (xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh)

Không giấu được niềm hân hoan khi dọn vào căn nhà mới, thương binh Trương Thị Xuân chia sẻ: “Trở về với quê hương sinh sống và lao động, hai vợ chồng chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và bà con lối xóm, nay lại được Đảng và Nhà nước hỗ trợ xây dựng một ngôi nhà kiên cố, tôi cảm thấy hết sức ấm áp và hạnh phúc”.

Niềm vui, sự xúc động của ông Trần Văn Lý, thương binh Trương Thị Xuân cũng là tâm trạng chung của các hộ nghèo, cận nghèo, người có công và hộ hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên toàn tỉnh khi được dọn vào sinh sống trong những ngôi nhà ấm nghĩa Đảng, tình dân.

 Niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn được gieo lên trong những căn nhà vững chãi, khang trang.

Niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn được gieo lên trong những căn nhà vững chãi, khang trang.

Đến ngày 18/5, toàn tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu 2.290 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, kết cấu, chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Qua đó, xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện nay. Như vậy, Hà Tĩnh đã về đích trước gần 6 tháng so với mốc 31/10 mà Chính phủ đặt ra. Toàn tỉnh đã huy động kinh phí hơn 230 tỷ đồng thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh đã ủng hộ 112.000 ngày công (tương đương 16,7 tỷ đồng) hỗ trợ các gia đình sửa chữa, xây mới nhà ở…

HÀ TĨNH ĐÃ VỀ ĐÍCH TRƯỚC GẦN 6 THÁNG SO VỚI MỐC 31/10 MÀ CHÍNH PHỦ ĐẶT RA. TOÀN TỈNH ĐÃ HUY ĐỘNG KINH PHÍ HƠN 230 TỶ ĐỒNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT. CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TRONG TOÀN TỈNH ĐÃ ỦNG HỘ HƠN 112.000 NGÀY CÔNG (TƯƠNG ĐƯƠNG 16,7 TỶ ĐỒNG) HỖ TRỢ CÁC GIA ĐÌNH SỬA CHỮA, XÂY MỚI NHÀ Ở…

 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ dự lễ khánh thành công trình nhà ở của bà Đặng Thị Thảo (xã Kim Hoa, Hương Sơn).

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ dự lễ khánh thành công trình nhà ở của bà Đặng Thị Thảo (xã Kim Hoa, Hương Sơn).

SAU 5 NĂM, TOÀN TỈNH HOÀN THÀNH TRÊN 10.000 CĂN NHÀ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG. ĐIỀU NÀY THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM ĐẶC BIỆT CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN, MTTQ CÁC CẤP, ĐỒNG THỜI THỂ HIỆN NGHĨA TÌNH, VĂN HÓA SẺ CHIA CỦA NGƯỜI HÀ TĨNH

Ông Trần Nhật Tân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Ông Trần Nhật Tân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh nhấn mạnh: “Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người hộ nghèo, hộ người có công, gia đình chính sách đã được Hà Tĩnh triển khai từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 vàđến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành trên 10.000 căn nhà cho các đối tượng. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, đồng thời thể hiện nghĩa tình, văn hóa sẻ chia của người Hà Tĩnh, trong đó có sự đồng hành, chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp. Niềm vui, sự hân hoan của các gia đình khi được dọn vào những ngôi nhà mới đã cho thấy giá trị nhân văn hết sức sâu sắc của chương trình. Tuy nhiên, vẫn còn những hoàn cảnh chưa nằm trong nhóm hộ nghèo, cận nghèo hay gia đình chính sách, người có công được hỗ trợ. Do đó, thời gian tới, phát huy truyền thống văn hóa, phẩm chất con người Hà Tĩnh, nêu cao tinh thần sẻ chia, tương thân, tương ái, cấp ủy, chính quyền và MTTQ các cấp tiếp tục kêu gọi, hỗ trợ, giúp đỡ để người dân trong toàn tỉnh thực sự có được cuộc sống tốt hơn, cùng nhau vươn tới tương lai tươi đẹp”.

Bài, ảnh: Phúc Quang – Đình Nhất

Thiết kế: Thanh Hà

Phúc Quang - Đình Nhất - Thanh Hà

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/hanh-dong-tu-trai-tim-ha-tinh-ve-dich-chuong-trinh-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-post287959.html