Hành hung bác sĩ có phải chống người thi hành công vụ hay không?
Theo số liệu thống kê, trong 3 năm qua, ở nước ta đã xảy ra hàng trăm vụ bạo hành y tế. Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sỹ, chiếm khoảng 70% và điều dưỡng là 15%. Tại Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đang được Quốc hội xem xét, đã bổ sung một số quy định để bảo đảm an ninh trật tự cho cơ sở khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, các quy định trên được cho là vẫn chưa thật sự cụ thể và mang tính răn đe trước thực trạng hành hung nhân viên y tế hiện nay.
Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tỉnh Phú Thọ, một người nhà của bệnh nhân đã gây náo loạn, chửi bới, hành hung nhân viên bảo vệ và cán bộ y tế khi đang làm nhiệm vụ ngay tại phòng cấp cứu.
Đây chỉ là một trong hàng loạt vụ hành hung nhân viên Bệnh viện đã xảy ra thời gian vừa qua. Theo thống kê, đã có hơn 300 vụ tấn công nhân viên y tế được ghi nhận từ năm 2020 đến nay ở hơn 30 tỉnh, thành phố. Dù vì lý do gì, việc sử dụng hành vi bạo lực trong môi trường y tế, nhất là đối với những người đang nỗ lực cứu chữa người bệnh là điều đáng lên án, bởi chính những hành vi này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Nhưng đáng tiếc những quy định nhằm đảm bảo an ninh trật tự chưa được đề cập đầy đủ và chặt chẽ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là Luật khám bệnh chữa bệnh sửa đổi lần này, quy định về đảm bảo an ninh trật tự cơ sở khám chữa bệnh chưa đủ mạnh và mang tính răn đe các đối tượng vi phạm. Có ý kiến cho rằng quy định cần thiết bổ sung coi người hành nghề y tế là người thi hành công vụ.
Bệnh viện là nơi cần sự yên tĩnh, trật tự để nhân viên y tế tập trung sức lực và trí tuệ giúp người bệnh qua cơn hiểm nghèo, cũng là nơi để người bệnh tĩnh dưỡng. Khi nhân viên y tế bị hành hung, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến người bệnh, đặc biệt là trong quá trình cấp cứu. Chính vì vậy, vấn đề an ninh bệnh viện cần sớm được giải quyết để các nhân viên y tế có thể yên tâm cống hiến và các bệnh nhân được chăm sóc, chữa trị tốt nhất./. TB
Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tỉnh Phú Thọ, một người nhà của bệnh nhân đã gây náo loạn, chửi bới, hành hung nhân viên bảo vệ và cán bộ y tế khi đang làm nhiệm vụ ngay tại phòng cấp cứu.
Đây chỉ là một trong hàng loạt vụ hành hung nhân viên Bệnh viện đã xảy ra thời gian vừa qua. Theo thống kê, đã có hơn 300 vụ tấn công nhân viên y tế được ghi nhận từ năm 2020 đến nay ở hơn 30 tỉnh, thành phố. Dù vì lý do gì, việc sử dụng hành vi bạo lực trong môi trường y tế, nhất là đối với những người đang nỗ lực cứu chữa người bệnh là điều đáng lên án, bởi chính những hành vi này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Nhưng đáng tiếc những quy định nhằm đảm bảo an ninh trật tự chưa được đề cập đầy đủ và chặt chẽ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là Luật khám bệnh chữa bệnh sửa đổi lần này, quy định về đảm bảo an ninh trật tự cơ sở khám chữa bệnh chưa đủ mạnh và mang tính răn đe các đối tượng vi phạm. Có ý kiến cho rằng quy định cần thiết bổ sung coi người hành nghề y tế là người thi hành công vụ.
Bệnh viện là nơi cần sự yên tĩnh, trật tự để nhân viên y tế tập trung sức lực và trí tuệ giúp người bệnh qua cơn hiểm nghèo, cũng là nơi để người bệnh tĩnh dưỡng. Khi nhân viên y tế bị hành hung, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến người bệnh, đặc biệt là trong quá trình cấp cứu. Chính vì vậy, vấn đề an ninh bệnh viện cần sớm được giải quyết để các nhân viên y tế có thể yên tâm cống hiến và các bệnh nhân được chăm sóc, chữa trị tốt nhất.
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!
Thực hiện : Tiến Dũng Như Thảo Minh Công